Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN nước KHOÁNG QUẢNG NINH (Trang 43 - 48)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của

2.3.1 Thành công

Sau nhiều năm hoạt động và phát triền, để có được quy mô và tồn tại cho đến nay, Công ty Cổ phần nước khoáng Quảng Ninh đã trải qua cũng nhiều khó khăn và gặt hái được một số thành công nhất định.

Từ năm 2018 đến 2020 hoạt động kinh doanh của Công ty đã có nhiều tín hiệu chuyển biến rõ rệt. Quy mô kinh doanh của Công ty dang ngày càng mở rộng hơn. Dấu hiệu và minh chúng cho nhận định này thể hiện ở chỗ quy mô tài sản của Công ty nhìn tổng thể có những chuyển biến tích cực hơn. Thêm vào dó, sự gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cầp dịch vụ, cũng như gia tăng của giá vốn và chi phí bán hàng phản ảnh quy mô thị trường được mở rộng và hoạt động tiêu thu sán phẩm của Công ty đang được thúc đẩy.

Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý kinh doanh của các nhà quản trị đã được nâng lên một bước bởi sự chủ động, khôn khéo nắm bắt để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu nhằm tạo sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành.

Sự thay đổi đáng kể nhất trong một vải năm gần đây là doanh nghiệp đã thay đổi tư duy kinh doanh, tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn minh phục vụ để xóa dần khoảng cách với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Đội ngũ nhân viên đã tiếp cận dân với phong cách hoạt động sản xuất chuyên

37

nghiệp hơn, vẫn minh hơnCông ty đã đảm bảo được hoạt động chức năng kinh doanh của mình trong các lĩnh vực và đã mang lại thu nhập cho Công ty để chi trả cho các chi phí.

Công ty đã đảm bảo được hoạt động chức năng kinh doanh của mình trong các lĩnh vực và đã mang lại thu nhập cho Công ty để chi trả cho các chi phí.

Công ty luôn quan tâm đến đời sống nhân viên, có thưởng đối với những nhân viên làm việc hiệu quả, đạt thành tích trong công việc. Vì vây đời sống nhân viên của Công ty ngày càng được cải thiện. Điều này tạo động lực tích cực cho nhân viên của Công ty làm việc hăng say và có hiệu quả trong kinh doanh.

Doanh nghiệp đã tăng cưởng liên kết kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng kênh phân phối đến các thị trường nông thôn, góp phần không nhỏ trong chương trình quốc gia về "Người Việt dùng hàng Việt" và cải thiện đời sống của nông dân. Do vậy, mặc dù ảnh hướng khả lớn bởi khủng hoàng kinh tế, song, nhìn chung các doanh nghiệp này vẫn được đánh giá là hoạt động kinh doanh ở mức trung bình khá. Đó là những nỗ lực rất đáng kế của Công ty trong những năm gần đây. Có thể nói Công ty là một trong những doanh nghiệp biết cách thích ứng với tình hình chung của kinh tế nói chung và kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 nói riêng.

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại

- Mặc dù trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã có những cố gắng nhất định xong công tác hoạch định, tổ chức huy động và quản trị nguồn vốn nhìn chung mới ở mức hướng tới nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho kinh doanh là chủ yếu. Hay nói cách khác, nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm và huy động vốn khi có nhu cầu. Còn nhiệm vụ hoạch định, phân tích cũng như kiểm soát rùi ro tài chính liên quan dến cầu trúc nguồn vốn còn khá mở nhạt, chưa chú trọng đúng mức cần thiết.

- Mặc dù doanh thu trong 3 năm gần đây của doanh nghiệp tăng, tuy nhiên tỉ lệ tăng chi phí còn cao cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm. Theo kết quả phân tích cho thấy tổng chi phí năm 2019 tăng 6,37 % so với năm 2018 trong khi tổng doanh thu năm 2019 cũng chỉ tăng một lượng tương đương, điều này làm cho lợi nhuận của Công ty chưa tăng cao. Khiến cho việc sử dụng chi phí chưa đạt hiệu quả cao. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty cần tìm ra những yếu tố làm tăng chi phí để đề ra những giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí.

- Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế làm giảm khả năng cạnh tranh như: cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Nguồn nhân lực chưa theo kịp sự đổi mới tân tiến do số lượng còn hạn chế.v.v...thị trường và thị phần của Công ty đã được mở rộng song Công ty vẫn còn gặp một số vấn đề khó khăn gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Công ty.

38

- Hoạt động định vị thương hiệu và marketing còn chưa đồng bộ, hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) còn yếu, chưa mang lại hiệu quả cao. Công ty chưa tận dụng hết tiềm năng từ quảng cáo thông qua truyền thông, mạng internet. Chiến lược quảng cáo của Công ty vẫn theo truyền thống đến các cửa hiệu.

Qua phân tích những mặt thành công cũng như những khó khăn và hạn chế còn tổn tại ở Công ty Cổ phần nước khoáng Quảng Ninh có thể nhận thấy, để không ngừng phát huy được những yếu tổ thuận lợi, khắc phục được những hạn chế khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi cán bộ nhân viên Công ty phải không ngừng phấn đầu, tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

2.3.3 Nguyên nhân

Có thể nói Công ty còn tồn tại khá nhiều những hạn chế về hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2018-2020 và đòi hỏi Công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Hạn chế này được xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu có những nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Về nguồn vốn: Trình độ quản lý và sử dụng vốn còn hạn chế. Công ty vẫn để một lượng vốn lớn bị chiếm dụng do sự yếu kém trong công tác thu hồi các khoản công nợ. Chính sách hàng tồn kho hiện tại chưa hợp lý, dẫn đến lượng hàng tổn kho lớn, làm giảm vòng quay hång tồn kho, từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Một phần nguyên nhân dẫn đến tỉnh trạng ử đọng hàng tổn kho là do công tác xây dựng kế hoạch kiểm soát chưa tốt, chưa tính đến những khó khăn trong giai đoạn đầu của việc mở rộng thị trường. Công ty chưa xây dựng được một hệ thống phân tích đầy đủ nhu cầu vốn, sử dụng vốn, phân tích các chỉ tiêu sử dụng vốn. Việc phân tích tài chính chỉ được thực hiện một cách bị động, chi khi có yêu cầu từ ban lãnh đạo, điều này khiến Công ty không thế chủ động kiểm soát được tình hình tải chính, kip thời phát hiện những vấn để bất cập để giúp cho Ban lãnh đạo có biện pháp điều chỉnh phù hợp

+ Về chi phí: Để thu được nhiều lợi nhuận thì việc giảm chi phí cũng rất quan trọng nhưng Công ty chưa có những biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí. Mặc dù Công ty cũng đã có nhiều biện pháp cải thiện và giảm thiểu chi phí đạt những hiệu quả nhất định. Năng lực quản lý chi phí của Công ty chưa tốt, còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp cụ thể để tối thiểu hoá chi phí kinh doanh hơn nữa. Lượng hàng tồn kho còn khá nhiều làm cho chi phí hàng tồn kho tăng, làm tăng tổng chi phí. Điều này làm cho việc mở rộng quy mô kinh doanh không đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp cũng còn tương đối cao.

+ Về nguồn lao động: Việc sử dụng lao động của Công ty chưa hợp lý là do công tác tuyển dụng vẫn chưa gắn sát với thực tế. Doanh nghiệp chưa tập trung bồi dưỡng

39

nâng cao tay nghề, kỹ năng chuyên môn của nhân viên dẫn đến trình độ và kỹ năng còn nhiều hạn chế dẫn dến hiệu suất sử dụng lao động chưa đạt kết quả tối ưu.

+ Về cơ sở vật chất, kỹ thuật: Công ty chưa thực sự chú trọng đầu tư các trang thiết bị công nghệ, việc đổi mới trong hoạt động kinh doanh sản xuất còn chậm. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường cũng như không đạt hiệu quả trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm: là một hoạt động cần thiết đối với nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nó không chỉ tác động tới sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, mà còn tác động tới những chiến lược, kế hoạch nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Thực tế, hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường là một hạn chế rất lớn của Công ty. Công tác tổ chức nghiên cứu thị trường chưa phải là vấn đề mà Công ty quan tâm tới. Hàng năm những hoạt động mang tính điều tra, khảo sát thị trường mặc dù rất quan trọng nhưng doanh nghiệp thực hiện chưa thật sự tốt và triệt để. Các chiến dịch marketing, PR tuy có nhưng hiệu quả mang lại không cao. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cả hiện tại và tương lai. Các chính sách về bán hàng chưa có sự đặc biệt để thu hút khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng chưa thực sự tốt.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Môi trường -kinh tế - chính trị - xã hội: Trong những năm gần đây, khoa học phát triển, nền kinh tế hội nhập tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện mục đích kinh doanh của mình, tạo điều kiện cho đời sống người dân được nâng cao. Khi mức sống được cải thiện nhu cầu của người dân cũng tăng cao, với một nền chính trị ổn định như nước ta sẽ tạo cơ hội để các nhà kinh doanh phát huy tiềm năng của mình. Vì vậy, nền kinh tế đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có những thách thức, khó khăn.

+ Môi trường cạnh tranh: Cũng như các doanh nghiệp nói chung, Công ty cũng hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày cảng khó khăn. Trong tương lai khi mà đất nước đang mở rộng quan hệ với bên ngoài thì những thách thức với Công ty là rất lớn. Nhưng sự cạnh tranh lúc nào cũng mang tính hai mặt, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại được đều phải không ngừng cải tiến để hội nhập với quốc tế.

+ Chính sách tiền tệ, tỷ giá, chính sách thuế có tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Chế độ quản lý thuế, tỉ giá hối đoái, việc hoàn thuế chậm… của nước ta còn quá nhiều bất cập, thay đổi cơ chế liên tục khiến cho doanh

40

nghiệp chưa kịp thích ứng, điều chỉnh chính sách này thì đã chuyển sang cơ chế, chính sách mới.

+ Thủ tục hành chính còn rườm rà, khuôn khổ, tốn khá nhiều thời gian chờ hoàn thành thủ tục, làm chậm tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh, và mất cơ hội kinh doanh của Công ty.

+ Bối cảnh đại dịch Covid -19 khiến cho doanh nghiệp loay hoay tìm hướng đi để thích ứng , các quá trình cắt giảm quy mô sản suất cũng như hạn chế về thị trường cũng dẫn đến kết quả kinh doanh của Công ty không đạt nhiều kết quả tốt.

41

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG QUẢNG

NINH

3.1 Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần nước khoáng Quảng Ninh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN nước KHOÁNG QUẢNG NINH (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)