NHẬN BIẾT THUỐC THỬ CÁCH NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG QUAN SÁT ĐƯỢC 1metan CH4Đốt trong không khí thu

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM-HOÁ HỌC 9-2010 (Trang 31 - 33)

b) Sau phản ứng chỉ thu được 65,22 gam brombenzen Tính hiệu suất của phản ứng.

NHẬN BIẾT THUỐC THỬ CÁCH NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG QUAN SÁT ĐƯỢC 1metan CH4Đốt trong không khí thu

sản phẩm cháy, sục sản phẩm vào nước vôi trong dư.

sản phẩm làm đục nước vôi trong.

2 etilenC2H4 Dung dịch brom màu vàng cam

Dung dịch brom dần dần chuyển thành dung dịch không màu. 3 AxetilenC2H2 Dung dịch brom màu vàng

cam

Dung dịch brom dần dần chuyển thành dung dịch không màu. 4 Hiđro H2 đốt trong không khí có hơi nước sinh ra.

5 Cacbonđioxit CO2

Nước vôi trong lấy dư nước vôi bị vẩn đục

6 Oxi O2 Que đóm đỏ Que đóm bùng cháy

Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể. Bước 2 :Lựa chọn thuốc thử

Bước 3 : Trình bày phương pháp nhận biết theo các bước sau:

Đánh số thứ tự các lọ hóa chất.

Tiến hành nhận biết, ghi nhận hiện tượng,viết phương trình hóa học.

Các bước tiến hành

Bài tập

Bài 1: Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học. a) Metan, etilen.

b) Metan, axetilen. c) CO2, CH4, H2

d) Metan, etilen và Hiđro e) O2, CO2, H2.

Câu a : câu này giáo viên cho học sinh giải ngay sau khi học bài etilen, nhằm khắc sâu tính chất hóa học của metan và etilen.

Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể

Gv yêu cầu HS nêu sự khác nhau về tính chất hóa học của 2 khí metan và etilen? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

Phân tử etilen có một liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon, trong liên kết đôi có một liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong phản ứng hóa học nên etilen dễ tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom và làm mất màu dung dịch brom.

Phân tử metan có 4 liên kết đơn C-H bền vững, không tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom, không làm mất màu dung dịch brom.

Bước 2: Lựa chọn thuốc thử (Dung dịch brom màu vàng cam). Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết theo các bước sau

Phân tích các thao tác(Nếu sục cùng một lúc cả hai dòng khí metan và etilen vào dung dịch brom, dung dịch brom có bị mất màu không? vì sao? có biết dòng khí nào có tham gia phản ứng với dung dịch brom không ?

Làm thế nào để xác định khí nào có tham gia phản ứng với dung dịch brom? (sục từng khí vào dung dịch brom).

Hướng dẫn học sinh cách trình bày

Lần lượt dẫn từng khí vào dung dịch brom màu vàng cam. Chất nào làm mất màu dung dịch brom là etilen: C2H4 + Br2 C2H4Br2

Không có hiện tượng gì là metan.

Câu c :Có thể giải bài tập này sau bài metan hoặc học xong các bài về hiđro cacbon. Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể

Có thể dùng những tính chất hóa học khác nhau nào của 3 khí CO2, CH4, H2 để phân biệt chúng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CO2 : Làm đục nước vôi trong CH4 : Cháy sinh ra CO2 và H2O H2 : Cháy chỉ sinh ra H2O

Bước 2: Lựa chọn thuốc thử: Dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2

Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết theo các bước sau :Phân tích các thao tác

Trước tiên đốt cả ba khí có thể nhận biết được CO2 không ? vì sao ?( CO2 không duy trì sự sống và sự cháy).

Hướng dẫn học sinh cách trình bày

Lần lượt dẫn từng khí vào dung dịch nước vôi trong lấy dư, chất nào làm đục nước vôi là CO2.

Đốt cháy hai khí còn lại rồi dẫn sản phẩm vào nước vôi trong lấy dư, sản phẩm nào :

 Làm đục nước vôi thì chất đem đốt là CH4.

 Không làm đục nước vôi thì chất đem đốt là Hiđro . 2H2 + O2 to 2H2O

CH4 + 2O2 to CO2 + 2H2O CO2 + Ca(OH)2 to CaCO3 + H2O DẠNG 7: Bài tập về làm sạch hỗn hợp khí.

Bài 1:Có hỗn hợp gồm khí mêtan (CH4 ) và khí cacbon đioxit(CO2). Làm thế nào để: a) Thu được khí mêtan (CH4 ) tinh khiết?

b) Thu được khí cacbon đioxit (CO2) tinh khiết?

Bài 2: Khí metan CH4 lẫn tạp chất etilen C2H4 . Làm thế nào để thu được metan tinh khiết? Hướng dẫn giải:

Dựa vào tính chất hoá học khác nhau của các chất trong hỗn hợp để chọn phương pháp làm sạch chất thích hợp.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM-HOÁ HỌC 9-2010 (Trang 31 - 33)