Tư vấn cho Chính phủ trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 123 (Trang 81)

Với tư cách là một trong trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, các NHTM được tham gia vào các buổi hội thảo, các hội nghị liên quan đến Fintech do Chính phủ và NHNN tổ chức và là đối tượng chịu tác động trực tiếp của Fintech. Từ đó, các NHTM có thể đề xuất với chính phủ về việc tạo hành lang pháp lý về Fintech sao cho phù hợp với bối cảnh ngành ngân hàng, bắt kịp xu thế trên thế giới.

Hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động Fintech, bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng đầy đủ và đồng bộ các quy định về Fintech: Thiết lập các

quy tắc và quy định cho hệ sinh thái Fintech. Trong đó:

- Quy định rõ các mô hình kinh doanh của công ty Fintech, các loại hình hoạt động của công ty đầu tư và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; xác định cụ thể địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, hoạt động, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan đến hoạt động của các công ty này và các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Quy định chi tiết về các điều kiện thành lập và hoạt động, nguyên tắc đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của công ty và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm các yêu cầu về tài

chính, tiêu chuẩn người đại diện theo pháp luật của công ty, nguồn nhân lực, điều lệ, tổ chức quản lý và hoạt động đặc biệt là hoạt động cung ứng dịch vụ xuyên biên giới,...

- Quy định cho phép các công ty Fintech tham gia thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính trong một thời gian nhất định trước khi được cấp phép chính thức,

nhằm tạo điều kiện cho các công ty Fintech hội đủ các điều kiện, chứng minh được

khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Fintech tiện ích và hiệu quả; đồng

thời, đảm

bảo có đủ vốn, hệ điều hành và nhân sự để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này. - Quy định đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ, thiết lập các tiêu chuẩn của danh

mục sản phẩm và dịch vụ để các công ty Fintech hoạt động một cách minh bạch, bao

gồm các hoạt động người đi vay và người cho vay giao dịch trực tiếp với nhau;

các dự

án cần huy động vốn để nhà đầu tư lựa chọn góp vốn vào dự án; các dịch vụ thanh

toán, chuyển tiền trong và ngoài nước trực tuyến cho doanh nghiệp và cá nhân;

kết nối

trực tiếp trong hoạt động đầu tư, bảo hiểm, tư vấn tài chính, giao dịch bất động sản;

phân tích dữ liệu, chấm điểm tín dụng; sử dụng công nghệ để thúc đẩy việc tuân thủ

các quy định của pháp luật,..

Thứ hai, thiết lập chính sách, bao gồm thiết lập các mục tiêu kinh tế và các

chính sách tổng thể cho hệ sinh thái Fintech: Hình thành mục tiêu kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế tổng thể, theo ngành và địa phương, tạo định hướng cho hoạt động Fintech cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Bên cạnh đó, có các chính sách miễn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài trợ, tổ chức sự kiện miễn phí; hỗ trợ việc xây dựng và phát triển mạng lưới kết nối với chuyên gia, nhà đầu tư

liên kết giữa các tổ chức, cá nhân tham gia với các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.

3.3.2. Hỗ trợ, cùng với NHNN xây dựng một thị trường để áp dụng các Fintech trước

khi đưa ra thị trường.

Các NHTM có thể cùng hỗ trợ NHNN trong việc khuyến khích Fintech phát triển bằng cách tạo ra một môi trường thử nghiệm cho Fintech trước khi đưa ra ngoài thị trường nhằm giảm thiểu những rủi ro cho thị trường. Việc tham gia này cũng đem lại nhiều lợi ích cho các NHTM. Qua đây, các NHTM cũng có thể lựa chọn được những đối tác hay công nghệ Fintech phù hợp với định hướng và nhu cầu kinh doanh của mình mà những rủi ro đã giảm thiểu được phần nào.

3.3.3. Giáo dục tài chính.

Hỗ trợ Chính phủ, NHNN trong việc phổ cập giáo dục tài chính đến mọi người dân Việt Nam. Hiện tại, hiểu biết về tài chính tại Việt Nam là rất thấp đặc biệt là tại những vùng nông thôn. Một điều tra về khả năng tiếp cận tài chính của người dân do OECD/INFE (2013) thực hiện với nhiều quốc gia đã kết luận, việc thiếu kiến thức về đặc điểm cũng như điều kiện sử dụng các loại sản phẩm/dịch vụ tài chính dẫn đến sự thiếu tự tin, có hành vi ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo ra rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người khó tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính đen). Giáo dục tài chính có thể cung cấp những kiến thức cần thiết về sản phẩm/dịch vụ tài chính chính thức cho người dân, tạo niềm tin và sự tự tin để chủ động tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ sẵn có trên thị trường chính thức, hạn chế sự mở rộng của thị trường tài chính phi chính thức, trực tiếp thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Khi được tăng cường hiểu biết tài chính, người tiêu dùng tài chính có khả năng so sánh và đánh giá chất lượng các loại hình sản phẩm tài chính khác nhau để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với tình hình tài chính bản thân. Điều này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải không ngừng cải tiến và sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người

tiêu dùng tài chính, khiến thị trường tài chính không ngừng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và hoàn thiện hơn.

Khi đã có những hiểu biết về tài chính, hiểu biết được tiện ích của các dịch vụ tài chính, khi ngân hàng có bất cứ một sản phẩm mới sẽ đón nhận được sự hưởng ứng của khách hàng.

3.3.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước.

Các bộ, ngành liên quan (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước...) cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý/quản lý đồng bộ và nhất quán, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của Fintech nhằm thúc đẩy sự phát triển năng động, bền vững và ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Khi đã có sự phối hợp, liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan này thì mỗi chính sách, định hướng Fintech đưa ra sẽ có sự đóng góp ý kiến của các bên và sự phối hợp của các bên liên quan thì những chính sách này sẽ nhanh chóng được hoàn thiện và đưa ra ngoài thị trường.

3.3.5. Chú trọng đến vấn đề an ninh công nghệ.

Do chưa có một môi trường pháp lý cụ thể cho Fintech nên nguy cơ xảy ra rủi ro là rất lớn. Do đó, NHNN cần chú trọng đến các rủi ro có thể xảy ra đặc biệt là vấn đề về an ninh công nghệ để làm sao giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.

Chương 3 của bài đã nên lên định hướng phát triển Fintech tại các NHTM của NHNN. Theo thực trạng phát triển Fintech tại các NHTM, những hạn chế đang gặp phải để đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển Fintech tại các NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN

Fintech đã trở thành một xu hướng trên thế giới trong những năm gần đây, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà tác động của nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành ngân hàng cần phải bắt kịp các xu hướng phát triển của thế giới để góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập. Nhận thức rõ được xu thế, tiềm năng và yêu cầu cần phát triển Fintech, các NHTM Việt Nam cần phải phát triển Fintech thông qua hai hình thức: hợp tác với các công ty Fintech hoặc tự mình phát triển Fintech. Tuy nhiên, do điều kiện trong nước ta còn nhiều bất cập, quá trình chuẩn bị để có sự phát triển Fintech là chưa có hoặc chưa đáp ứng đầy đủ. Do vậy, để phát triển Fintech tại các NHTM thì trước hết phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, NHNN thông qua các cơ chế ưu đãi, các quy định nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho Fintech phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Anh.

[1] Helena Forest (2015) “Digitalisation and the Future of Commercial Banking”, pp. 4-12

[2] Heikki Sahi (2017) “Studying market reactions to Fintech companies - Acquistions and initial public offering in OECD Countries”, pp 15-22.

[3] Nektarios Liolios (2017) “Commercial Banking: how Fintech startups are creating an impact and changing the landscape”.

[4] Julian Skan, James Dickerson, Samad Masood (2015) “The Future of Fintech and Banking: Digitally disrupted or reimagined?”.

[5] John Gibson (2015) “The Impact Fintech is having on the Financial Services Industry in Ireland”, pp 14-23.

[6] Xavier Vives (2017) “The Impact of Fintech on Banking”.

[7] Imran Gulamhuseinwala, James Lloyd, Matt Hatch (2017) “Unleashing the potential of Fintech in Banking”.

[8] Clément Bourdon (2017) “Fintech”.

[9] FINANCIAL CONDUCT AUTHORITY, “Call for Input: Supporting the development and adoption of RegTech”, November 2015.

[10] MONETARY AUTHORITY OF SINGAPORE, “FinTech Regulatory Sandbox

Guidelines”, November 2016.

[11] Navaretti, Giorgio Barba, Calzogio Barba, Calzolari, Giacomo, Pozzolo, Alberto Franco (2017) “Fintech and banks: friends or foes?”. European Economy;

Rome Iss.2, pp 9-30.

[12] John Waupsh (2017) “Bankcruption”

[13] Chloe Wang, (2015) “Financial technology booms as digital wave hits banks,

II. Tài liệu Tiếng Việt.

[1] Hồng Dung (2017) “Đón đầu xu thế, hoàn thiện khung pháp lý cho Fintech”.

www.sbv.gov.vn.

[2] TS.Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ (2017) “Fintech hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam”. www.sbv.gov.vn. [3] Ngân Hà (2018) “Ngân hàng hòa nhịp với Fintech”. www.sbv.gov.vn.

[4] NHNN (2018) “Phát triển dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại”. www.sbv.gov.vn.

[5] Hồng Anh (2018) “VietinBank - Opportunity Network: Kết nối khách hàng trên nền tảng số hóa”. www.vietinbank.vn.

[6] Vietinbank (2018) “Vietinbank chính thức vận hành hệ thống Core Sunshine”.

www.vietinbank.vn.

[7] Vietinbank (2018) “Core Sunshine, những tín hiệu vui”. www.vietinbank.vn. [8] MBbank (2017) “Câu chuyện của MB - Fintech”.

[9]www.cafef.vn.

[10] www.khoahocnganhang.gov.vn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 123 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w