Kinh nghiệm một số nước, tổ chức thẻ quốc tế và bài học áp dụng tại ACB

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 121 (Trang 32 - 36)

1.2.4.1. Kinh nghiệm của tổ chức thẻ American Express

Mỹ là nơi sinh ra thẻ đồng thời cũng là nơi phát triển nhất của các loại thẻ. Khu vực này dường như đã bão hoà về thẻ tín dụng, do đó sự cạnh tranh và phân chia thị trường rất khốc liệt. Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của những tổ chức thẻ của Mỹ là không thể không thể nói tới. Ở đây em xin trình bày những chiến lược kinh doanh thẻ nổi bật của tổ chức thẻ American Express đã làm cho tổ chức thẻ du lịch và giải trí của Mỹ này trở thành một tập đoàn kinh doanh thẻ lớn trên thế giới:

Ngay từ khi chiếc thẻ Amex ra đời lần đầu tiên vào năm 1958, tổ chức này đã xác định cho mình thị trường chủ yếu đó là giới bình dân. Họ cho rằng đây mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu.

Để cạnh tranh với các tổ chức lớn như Visa Card và Master Card, tổ chức này đã không ngừng nghiên cứu phát hành các loại thẻ mới nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường. Năm 1987, American Express cho ra đời loại thẻ tín dụng mới có khả năng cung cấp tín dụng tuần hoàn cho khách hàng có tên là Optima Card để cạnh tranh với Visa và Master Card.

American Express không ngừng mở rộng thị trường bằng nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mại. Tháng 11 năm 1998, khi American Express tung ra thị trường thẻ Ân Độ các thẻ tín dụng của mình, họ đã gặp rất nhiều khó khăn như: thu nhập có thể dùng để chi tiêu của dân nước này không cao, trong đó có 30 triệu người lớn có thể sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra người Ân Độ thích sử dụng tiền mặt và hầu hết người sử dụng thẻ tín dụng đều thanh toán các hoá đơn thanh toán của họ trước khi chúng bắt đầu phát sinh các khoản lãi

Khóa luận tốt nghiệp 24 Học Viện Ngân Hàng

phải trả ngân hàng. Đứng trước thách thức này, American Express đã quyết tâm tập trung vào những người đang sử dụng thẻ tín dụng bằng cách cung cấp cho họ những khoản tín dụng rẻ hơn.

Khi mới xâm nhập vào thị trường Canada, American Express thấy khách hàng ở đây khá trung thành với ngân hàng của họ nên họ chỉ chấp nhận thẻ của hiệp hội Visa và Master đã hoạt động lâu đời ở đây. Đánh giá được thuận lợi của đối thủ, American Express đã tạm thời hướng vào mục tiêu chính là người du lịch Canada và nghành hàng không nước này.

Với một số những giải pháp đã thực hiện, American Express hiện nay đã thực sự trở thành một tổ chức thẻ lớn trên thế giới.

1.2.4.2. Kinh nghiệm của Singapore

Với dân số khoảng 4,5 triệu người, Singapore là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới, là đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng. Đây cũng là nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới: bình quần là 28.100 USD/năm. Nước này cũng rất thành công trong việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán ngân hàng.

Năm 1979, chiếc thẻ ATM lần đầu tiên được sử dụng ở Singapore và vào đầu những năm 1980 đã được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước. Năm 1985, mạng chuyển tiền điện tử NETS (Network for Electric Transfer Pte. Ltd) được thành lập như là một nỗ lực trong việc đưa Singapore trở thành một quốc gia không dùng tiền mặt.

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, NETS đang tập trung phát triển loại hình thương mại điện tử cho cả 2 loại sản phẩm là thẻ tiền mặt (Cash Card) và thẻ ghi nợ (Derbit Card). Đối với loại thẻ tín dụng, mặc dù cơ quan tiền tệ Singapore hạn chế việc phát hành thẻ đối với loại sản phẩm này (các cá nhân muốn có thẻ tín dụng phải đủ 21 tuổi trở lên và có thu nhập hàng năm trên 30.000 SGD...) nhưng trong những năm gần đây số lượng thẻ phát hành vẫn tăng một cách đều đặn. Đến nay, tổng số thẻ tín dụng đã phát hành tại Singapore là hơn 2 triệu thẻ, trung bình mỗi người sở hữu gần 3 thẻ tín dụng.

Gần đây tại nước này đang tiến hành chương trình “Singapore’s national e-purse” nhằm mục đích đưa Singapore trở thành một thành phố thông minh. Với chương trình này rất nhiều thẻ Cash Card sẽ được phát hành và sẽ được chấp nhận thanh toán trên lãnh thổ Singapore tại tất cả các loại hình dịch vụ như: cửa hàng bách hóa, nhà hàng, siêu thị, bưu

Khóa luận tốt nghiệp 25 Học Viện Ngân Hàng

điện... Những nỗ lực này của Chính phủ đã mang lại những kết quả to lớn. Hiện tại, Singapore có hơn 3 triệu thẻ ghi nợ được phát hành với hơn 10.000 ĐVCNT và 2700 máy ATM kết nối qua NETS.

1.2.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Máy ATM đầu tiên được cài đặt ở Thái Lan năm 1981. Trong giai đoạn đầu, các NHTM tự xây dựng lấy hệ thống ATM của riêng mình nên thẻ của ngân hàng nào chỉ có thể rút tiền tại máy ATM của ngân hàng đó. Sau đó giữa các ngân hàng dần hình thành các liên minh nhỏ lẻ cho phép thẻ của một vài ngân hàng có thể rút tiền tại các máy ATM của nhau. Đến những năm 1990, tại Thái Lan đã có 4 liên minh chuyển mạch lớn là kết quả của sự liên kết giữa các ngân hàng. Năm 1993, 4 liên minh trên thống nhất lại làm 2 liên minh lớn và sau đó 2 liên minh này lại hợp nhất thành một liên minh duy nhất là Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia (Thailand National ATM Pool). Việc hình thành một liên minh thẻ duy nhất cho phép khách hàng có thể dễ ràng rút tiền tại tất cả các máy ATM. Tại Thái Lan hiện có khoảng 21.500 máy ATM và 192.800 ĐVCNT.

Ngân hàng Trung ương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống thanh toán trong cả nước, trong đó có hệ thống ATM.

1.2.4.4. Bài học áp dụng đối với ACB

Để thực hiện được mục tiêu là một trong những ngân hàng hàng đầu trên thị trường thẻ Việt Nam ACB cần:

• Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác phát triển thẻ.

• Phân loại khách hàng, có những chiến lược đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu.

• Cần đánh giá các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu, khảo sát kỹ thị trường đưa ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao, phù hợp với người dân Việt Nam và có tính cạnh tranh cao nhất.

• Trở ngại lớn nhất cho các NHTM Việt Nam hiện nay là thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, vì vậy các NHTM trong đó có ACB cần tích cực marketing sản phẩm, tuyên truyền cho người dân hiểu về lợi ích và việc sử dụng thẻ là một xu hướng tất yếu của thế giới hiện đại ngày nay.

Khóa luận tốt nghiệp 26 Học Viện Ngân Hàng

• Tích cực liên kết, liên minh với các tổ chức thẻ quốc tế, với các ngân hàng trong nước, các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm thẻ và các dịch vụ đi kèm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến thẻ ngân hàng và hoạt động mở rộng phát hành và thanh toán thẻ của NHTM. Đây là cơ sở để các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán.

Qua nghiên cứu rút ra:

• Thẻ được ra đời khá sớm, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ứng dụng các công nghệ hiện đại. Tại Việt Nam, thẻ du nhập vào chưa lâu, thì trường thẻ trong nước vẫn đang có tiềm năng rất lớn.

• Sử dụng thẻ trong thanh toán, tiêu dùng đem lại rất nhiều lợi ích cho các bên tham gia và cho nền kinh tế.

• Thẻ ngân hàng là mảng kinh doanh dịch vụ hiện đại nên hiện nay được nhiều ngân hàng chú trọng phát triển. Đối với NHTM, đây là cơ sở cho hoạt động tín dụng bán lẻ và đa dạng hóa hoạt động ngân hàng.

Khóa luận tốt nghiệp 27 Học Viện Ngân Hàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI ACB

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ACB2.1.1 Giới thiệu chung về ACB

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 121 (Trang 32 - 36)