Giải thích mô hình và các biến giải thích

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin cổ tức đến biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành tài chính NH niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 38 - 40)

Baharuddin và cộng sự (2010) đã đưa ra các giả định về sự thay đổi của công bố thông tin cổ tức. Dựa trên nghiên cứu ấy, tác giả đưa ra ba giả định tượng tự sau để đánh giá mức độ ảnh hưởng của công bố thông tin:

- Cổ tức tăng (DI) - bao gồm các doanh nghiệp công bố thông tin trả cổ tức tăng

so với cổ tức đã được chi trả năm trước.

- Cổ tức giảm (DD) - bao gồm các doanh nghiệp công bố thông tin trả cổ tức giảm so với cổ tức đã được chi trả năm trước.

- Cổ tức không đổi (DU) - bao gồm những doanh nghiệp chi trả cổ tức với lượng

không đổi so với cổ tức đã được chi trả năm trước.

Đồng thời, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình cổ tức đơn thuần và

lợi nhuận kì vọng của Aharony và Swary (1988): E(Dit) = Di, t-1

Trong đó: E(Dit) : cổ tức kì vọng của doanh nghiệp i trong năm t Di, t-1 : Cổ tức trả trong năm (t-1)

Đối với mô hình về cổ tức cho rằng: Nếu Dit > Di, t-1 ,tức là cổ tức chi trả tăng (DI) Nếu Dit < Di, t-1 , tức là cổ tức chi trả giảm (DD)

Nếu Dit = Di, t-1 , tức là cổ tức chi trả không đổi so với kì trước đó. Xác định khung sự kiện (TP) và khung dự báo (EP):

- Khung thời gian sự kiện có thể là ngày sự kiện hoặc là trước và sau ngàysự kiện vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Tại một số thị trường tài chính mới phát triển,

các thông tin có thể bị rò rỉ trước khi được công bố chính thức và tác động lên giá cổ phiếu trước ngày công bố chính thức. Chính vì vậy tại các thị trường này, khung thời gian sự kiện được mở rộng ra để có thể bao quát được sự rò rỉ thông tin nếu có. Để

nghiên cứu mang tính phù hợp với thị trường Việt Nam, tác giả lựa chọn chuỗi ngày sự kiện cần quan sát là 21 ngày bao gồm 10 ngày trước, 10 ngày sau khi sự kiện thông

tin cổ tức được công bố, cụ thể là [-10;+10].

- Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng độ dài thời gian là 70 ngày, cụ thể là [- 100;-30] làm khung thời gian dự báo (khung ước lượng).

Để đo lường mức sinh lời vượt trội, tác giả sử dụng mô hình lợi nhuận bất thường điều chỉnh theo thị trường (Market-adjusted Abnormal Return Model - MAR). Theo Brown và Warner (1980), MAR cũng giúp tránh khỏi các hạn chế của mẫu nghiên cứu nhỏ và các cổ phiếu không được giao dịch thường xuyên.

Mức sinh lời vượt trội (AR- Abnormal Return) của mỗi cổ phiếu, tại mỗi ngày

được tính bằng sự chênh lệch giữa mức sinh lời thực tế của cổ phiếu và mức sinh lời kì vọng của cổ phiếu trong cửa sổ sự kiện:

ARi,t = Ri,t — E(Ri)

Trong đó: ARi,t là mức sinh lời bất thường của cổ phiếu i tại thời điểm t Ri,t là mức sinh lời thực tế của cổ phiếu i tại thời điểm t E(Ri,t) là mức sinh lời kì vọng của cổ phiếu i tại thời điểm t

Mức sinh lời kì vọng được tính trên khung thời gian dự toán (EP), được xác định trong khung dự báo:

E(Ri) = a + β × Rm,t

Trong đó: α và β là các hệ số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy OLS

trong khoảng thời gian dự toán (EP)

Rm,t là mức sinh lời của thị trường vào ngày t (dựa trên chỉ số VN- Index)

Hệ số α và β được thực hiện tính toán trên Excel bằng hai hàm hồi quy INTERCEPT và SLOPE trên dữ liệu mức sinh lời thực tế của cổ phiếu (Ri,t) và mức sinh lời của thị trường (Rm,t).

Đối với mỗi cổ phiếu, lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu được tính theo công thức:

ŋ _ (Pi,t - Pi,t-1)

Ri,t---p"Ξ— Pi,t-1

Trong đó: Pi,t - giá đóng cửa của cổ phiếu i tại ngày t Pi,t-1 - giá đóng cửa của cổ phiếu i ngày t-1

Tương tự, ta cũng có lợi nhuận hàng ngày của thị trường dựa theo số liệu giá đóng cửa của VN-Index.

Tiếp đến, mức sinh lời vượt trội bình quân (AAR - Average Abnormal Return)

sẽ được tính theo công thức:

AARt = ⅛×yjvARit

V Z-Jt=I

Trong đó: AARt - mức sinh lời vượt trội bình quân tại ngày t ARit - mức sinh lời vượt trội của công ty i tại ngày t N - tổng số công ty nghiên cứu

Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy (Cumulative Average Abnormal Returns - CAAR) sẽ được tính toán trong cửa sổ sự kiện (Event window). CAAR được tính bằng công thức: CAARm ∑ m t-1 AARt

Trong đó: CAARm là mức sinh lời vượt trội tích lũy trong giai đoạn quan sát AARt là mức sinh lời vượt trội bình quân trong ngày t

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin cổ tức đến biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành tài chính NH niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w