5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.2. Giá trị nhân đạo
Một tác phẩm văn học không chỉ có giá trị hiện thực sâu sắc mà nó còn đưa người đọc đến một giá trị khác đó là giá trị nhân đạo. Đó là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi đau của con người, đối với những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống mà nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng đối với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Có thể nói đôi khi việc tái hiện hiện thực không phải diễn ra hoàn toàn dưới cái nhìn khách quan mà còn có cái nhìn chủ quan của chính bản thân tác giả. Trong tác phẩm, ta thấy hình ảnh của sự phẫn nộ, sự bất bình và căm ghét đối với những kẻ làm cho nền nghệ thuật truyền thống biến chất, làm cho chúng mất đi cái đẹp vốn có dần dần trở thành một thứ gì đó tạp nham, mất đi giá trị của cái đẹp. Họ không hiểu gì nhưng dưới cái nhãn cách tân, họ biến chúng trở nên dễ coi và phù hợp với công chúng hơn. Còn người tiếp nhận vì quen tiếp xúc với những gì của phương Tây nên họ không còn mặn mà gì với những gì gọi là truyền thống, họ không hiểu gì nhưng lại muốn thay đổi chúng chỉ để chúng phù hợp với mình hơn và dễ coi hơn. Kawabata đã đặc biệt lên án phê phán, chê trách những kẻ ngu dốt, tùy tiện, tự cho mình là tài cao nhưng thật ra chẳng hiểu tí gì về nghệ thuật cả. Tác giả cũng lên án những kẻ chạy theo thời, chạy theo những gì cho là hiện đại mà quay lưng lại với những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Một ý nghĩa khác cũng không kém phần quan trọng có giá trị nhân đạo tích cực đó là việc tác giả ca ngợi những vẻ đẹp còn tồn tại, những giá trị còn được lưu truyền với một niềm say mê phấn khởi và lòng tin vào sự bền vững của những giá trị, những vẻ đẹp đang tồn tại qua hình ảnh về xã hội, về con người,.... Đó là sự đồng cảm, xót thương của tác giả đối với những kiếp người lao động cơ cực, những đứa bé trong thời tiết giá lạnh vẫn mặc không đủ ấm, ăn không đủ no mà vẫn phải làm việc trong khi đáng ra nó phải được chơi cùng bạn “Con bé chừng mười hai, mười ba tuổi đứng đan, tách biệt khỏi những đứa khác. Phía dưới chiếc “quần miền núi” rộng thùng thình bằng vải thô, anh thấy chân nó đi guốc, không có tất, da chân nó đỏ tím và nứt
nẻ vì lạnh. Cạnh nó, ngồi ngoan ngoãn trên đống củi là một bé
gái khoảng hai tuổi
đang mắm môi, mắm lợi đưa hai cánh tay bé xíu ra căng mớ len xám
xỉn ” [6; tr.266].
Hình ảnh những người phụ nữ làm việc giữa bốn bức tường ít được đi ra
ngoài để
khám phá thế giới bên ngoài “Những cô gái trẻ, thế hệ này nối tiếp thế
hệ kia, gò mình
trong nghề nghiệp, dệt không ngừng trong cái nhà tù của tuyết” [6;
tr.369], đôi khi ta
còn thấy hiện tượng họ bị xem nhẹ, bị coi thường “Tiền công theo giá
quy định: lao
công làm mùa: chín mươi sen một ngày. Phụ nữ: bớt 40% ” [6; tr.334].
Dù vậy, những
người phụ nữ này vẫn say sưa làm việc hết sức mình bằng tất cả trái
tim của mình để
tạo ra thứ tốt nhất như việc tạo ra vải chijimi là một điển hình cho công
sức mà họ bỏ
ra. Qua đó, tác giả cũng lên án tư tưởng lạc hậu, cổ hủ áp đặt lên người
phụ nữ và kêu
gọi sự đồng cảm nơi mọi người đối với những kiếp người cực khổ đặc
biệt là phụ nữ
và trẻ em.
Yasunari Kawabata còn ca ngợi những tình cảm tốt đẹp như tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu đôi lứa,... Điều đó được thể hiện qua hình ảnh những con người sống nhân hậu, thủy chung và biết quý trọng nhau hết mực. Đó là tình cảm thương yêu, sự quan tâm của Yôko với đứa em trai làm việc ở đường sắt, là tình bạn giữa những cô geisha chia sẻ niềm vui cùng nhau khi có người giải nghệ và cả trong cuộc sống, cũng là thứ tình cảm say đắm nồng nàn yêu hết mình của Komako đối với Shimamura, tình cảm say mê của anh với cả hai người con gái, đó cũng là mối thương cảm giữa con người với con người dù vô tình bắt gặp ở đâu đó,. Trong chính bản thân họ dường như luôn có sự hiện hữu của một tấm lòng biết yêu thương, chia sẻ và đồng cảm với nhau, dù có thể chúng không biểu hiện ra mặt và không thông qua lời nói nhưng nhìn kĩ ta có thể cảm nhận nó một cách còn sâu sắc hơn cả hành động. Đó cũng là hình ảnh những con người Nhật Bản luôn trầm tĩnh, không biểu hiện thái quá và cũng rất nhẹ nhàng trong mọi việc.
Ngoài ra, tác giả còn ca ngợi mối quan hệ gắn bó, hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Hình ảnh hai vật thể tưởng chừng như không thể gắn kết lại có quan hệ mật thiết và hiểu nhau hết mực. Thiên nhiên tươi đẹp mang đến cho con người một tâm trạng thoải mái, say mê làm việc, khắp nơi không khí luôn rộn rã; khi thiên nhiên khắc nghiệt thì con người cũng vấn sống,vẫn thích ứng và quen thuộc với nó. Con người vẫn gắn bó, yêu mến và vẫn hiểu thiên nhiên như chính bản thân mình vậy. Thiên nhiên thay đổi mang đến nhiều điều thú vị, con người cũng cảm nhận những
không khí khác nhau và làm cuộc sống của họ trở nên mới mẻ
hơn. Tuy nhiên, nổi bật
lên trên nền thiên nhiên đó là hình ảnh những con người luôn vượt qua
những khó
khăn, khắc nghiệt của thời tiết và vẫn vươn lên phía trước để sống tốt
đẹp hơn. Bên
cạnh hình ảnh những người lao động luôn cố gắng vươn lên là những
con người luôn
biết yêu mến nhau, biết quý trọng và giúp đỡ nhau. Tất cả đều tạo nên
một bức tranh
sinh động, hấp dẫn về thiên nhiên, về con người đất nước Nhật Bản.
Mỗi người một
tính cách nhưng đều mang trong mình tình yêu thiên nhiên tha thiết,
luôn yêu lao động
và luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống bằng chính nghị lực của bản
thân họ. Đồng
thời ta cũng phải đề cập đến những giá trị tinh thần hết sức quý giá
vẫn được gìn giữ,
là hình ảnh những lễ hội đầy màu sắc thể hiện rõ hơn nữa tính cách
con người Nhật
Bản đầy hấp dẫn.
Tác phẩm đã đem đến cho người đọc những hiểu biết đặc sắc hơn nữa về con người, về thiên nhiên, về đất nước Nhật Bản rộng lớn. Chỉ là một tác phẩm nhưng nó mang trong mình những hình ảnh của những giá trị tốt đẹp không chỉ về thiên nhiên mà còn có cả con người. Mỗi một hình ảnh mà tác phẩm đề cập đến đều mang đến cho người đọc những bài học hết sức quý giá đó là thái độ đối với thiên nhiên, mối quan hệ của con người với thiên nhiên cũng như của con người với con người và cả thái độ đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi những giá trị văn hóa ấy là một trong những yếu tố biểu hiện cho giá trị của một dân tộc, một đất nước văn minh.