Giá trị thẩm mĩ

Một phần của tài liệu Hình ảnh nước nhật bản qua tiểu thuyết xứ tuyết của yasunari kawabata (Trang 94 - 104)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.3. Giá trị thẩm mĩ

Trong cuộc sống, ai cũng hướng đến cái đẹp, hướng đến những gì hoàn mĩ nhất và có thể nói Nhật Bản là đất nước duy mĩ. Giá trị thẩm mĩ là toàn bộ những cái đẹp được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, cái đẹp đó được miêu tả một cách chân thực, tự nhiên và hướng tới một cái đẹp của sự toàn bích. Kawabata cũng vậy, ông luôn hướng đến cái đẹp, có một thái độ quý trọng, thưởng thức cái đẹp và xây dựng được những hình ảnh rất có giá trị mang trong mình cái đẹp của thế giới khách quan cũng như tinh thần yêu quý cái đẹp của đất nước Nhật Bản. “Xứ tuyết” cũng mang trong mình biết bao hình ảnh thể hiện giá trị của cái đẹp, không chỉ về thiên nhiên mà còn có cả con người trong đó.

Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả một cách chân thực, sinh động với tất cả những vẻ đẹp vốn có của nó. Dù là những hình ảnh hết sức bình thường, giản dị có đôi khi chỉ là hàng cây bá hương thẳng tắp, cánh đồng cỏ kaya sáng lên dưới nắng thu,

những ngọn núi phủ đầy tuyết hay bầu trời trong veo,... nhưng

tất cả đều toát lên

những màu sắc rực rỡ, đầy sức hấp dẫn và say mê lòng người. Dưới

ngòi bút của

Kawabata, hình ảnh thiên nhiên luôn vận động không ngừng và rất

phong phú từ mùa

này sang mùa khác, mỗi mùa là những cảnh sắc khác nhau. Tất cả đều

như biến đổi để

đem đến cho người thưởng thức những hình ảnh khác nhau với tất cả

những vẻ đẹp

không ngờ. Bằng một tấm lòng hướng đến cái đẹp, hướng đến cái thiện

mĩ của cuộc

đời tác giả đã thật tinh tế khi vẽ nên những bức tranh đầy màu sắc

mang giá trị thẩm

mĩ thật lớn lao đem đến cho người đọc những hiểu biết rõ nét hơn về

thiên nhiên, về

tính duy mĩ của dân tộc, của đất nước Nhật Bản.

Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên, tác giả còn ca ngợi cái đẹp trong tâm hồn những con người Nhật Bản. Với tấm lòng yêu mến cái đẹp một cách sâu sắc, “Kawabata Yasunari như thoát khỏi mọi ước lệ và không chịu bất cứ một ràng buộc nào... vượt lên tất cả những tầm thường trần tục để chỉ còn lại một cái đẹp vĩnh cửu của một hiện thực tích cực, giàu sức sống và thuần khiết” [13; tr.1]. Ông đem đến một cái đẹp toàn bích không chỉ về ngoại hình mà còn cả tâm hồn của họ đặc biệt là hình ảnh hai cô gái xinh đẹp Komako và Yôko nhưng nổi bật hơn vẫn là Komako. Là một geisha nhưng cô có một màu da khỏe khoắn, đôi mắt thể hiện một vẻ ngây thơ trong sáng, hàng lông mi rợp dài, đánh đàn samisen rất hay,... cô là một người con gái đẹp với những nét của một cô gái miền núi khỏe mạnh và rất có tài. Trong tâm hồn cô vẫn có nét gì đó thơ ngây trong sáng nhưng lại có một nghị lực phi thường của lòng quyết tâm, của ý chí mạnh mẽ quyết liệt mà một người thường khó có thể có được. Đặc biệt, cô là người sống hết mình cho tình yêu, dám đối mặt với một mối tình dù biết trước nó rất vô vọng, không có kết quả; cô cũng là người có biết nhân nghĩa của người khác đối với mình và sẽ quyết tâm trả cái ơn đó. Cô hiện lên trong tác phẩm như là một hình ảnh chủ đạo, nổi bật hơn hẳn những người phụ nữ khác; dù xét ở phương diện tính cách hay ngoại hình, Komako là một hình ảnh đại diện cho cái đẹp, cho những giá trị thẩm mĩ tốt đẹp và cho tính cách người phụ nữ Nhật trong cuộc sống thường ngày. Yôko xuất hiện cũng là một người dịu dàng, đằm thắm rất biết nghe lời với giọng nói nhẹ nhàng làm say đắm lòng người Vẻ đẹp của cô có vẻ nghiêng về tinh thần cho hình ảnh những người phụ nữ sống vì gia đình. Kawabata đã đặc biệt thành công khi xây dựng hình ảnh về những người phụ nữ đẹp, ở họ toát lên những phẩm chất, hình ảnh của người phụ nữ Nhật Bản.

Hình ảnh cái đẹp còn thể hiện trong mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp. Sống giữa thiên nhiên không ngừng vận động, không ngừng thay đổi con người trở nên quen thuộc và hiểu rõ chúng hơn. Dù chúng có khắc nghiệt nhưng bằng nghị lực, sự thấu hiểu, con người vẫn sống, vẫn hoạt động và làm việc không ngừng nghỉ. Trong khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, bao la con người trở nên nhỏ bé hơn, yếu đuối hơn nhưng cảnh sắc thiên nhiên vẫn bao quanh, vẫn tỏa bóng xuống cuộc đời của họ. Thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và đầy màu sắc khiến cho tâm trạng, niềm yêu thích cái đẹp của con người có màu sắc hơn, tạo nên những cảm hứng vô cùng tận trong chính tâm hồn của họ.

Ngoài ra, tác giả còn ca ngợi vẻ đẹp của những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của đất nước Nhật Bản. Là một người luôn giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, Kawabata đã đưa vào tác phẩm của mình hình ảnh những giá trị truyền thống như một sự thương nhớ, gìn giữ, b ảo tồn và như một sự quảng bá rộng rãi đến người đọc. Đầu tiên là hình ảnh của nghề geisha - một loại nghệ thuật giải trí truyền thống của đất nước Nhật Bản với những nàng geisha có tài ca múa lại vừa có khả năng trò chuyện. Họ sử dụng những kĩ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. Như nàng Komako xinh đẹp, cô có tài trong việc sử dụng đàn samisen thật điệu nghệ và giọng hát thật êm dịu, tất cả đều lôi cuốn và thu hút người nghe. Hình ảnh thứ hai mà tác giả đề cập đến đó chính là những lễ hội truyền thống. Các lễ hội như ngày hội săn chim, ngày hội chijimi được tác giả miêu tả thật chi tiết, thật tỉ mỉ làm nổi bật lên những giá trị tốt đẹp khiến người đọc say mê, hứng thú hơn đối với chúng. Được miêu tả từ khâu chuẩn b ị, diễn biến đến kết thúc, các lễ hội hiện lên thật sinh động đầy màu sắc. Điều thứ ba tác giả đề cập đến đó là hình ảnh làng thủ công truyền thống đặc biệt là dệt vải chijimi. Qua đó, tác giả cho thấy nét quý giá của những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc và sự vất vả khi tạo ra những tấm vải chijimi bền chắc có giá trị.

Kawabata một người luôn yêu mến cái đẹp đã tạo ra cho tác phẩm của mình những hình ảnh độc đáo, đặc sắc. Với những tạo hình ấn tượng, ông đã vẽ nên hình ảnh nước Nhật với cảnh núi non, động thực vật, những giá trị văn hóa và cả hình ảnh con người hài hòa gắn bó trong mối quan hệ khắng khít và không tách rời nhau. Đó cũng là cơ hội đem hình ảnh nước Nhật tiến xa hơn, trở nên quen thuộc đối với người dân khắp nơi, trong lẫn ngoài nước.

Yasunari Kawabata - một nhà văn danh tiếng của đất nước Nhật Bản, là người có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền nghệ thuật nước nhà cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc. Phục hồi, bảo tồn và phát triển những giá trị tốt đẹp của dân tộc luôn là ước muốn của một người luôn theo đuổi cái đẹp, cái hoàn mĩ như ông. Suốt cuộc đời, ông đã phấn đấu vì mục tiêu đó mà không lúc nào ngừng nghỉ cho dù cũng có đôi lúc gặp khó khăn. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông cũng thể hiện quan điểm đó khi xây dựng những hình ảnh mang trong mình cái đẹp tuyệt mĩ, phía sau đó ta có thể bắt gặp dáng dấp của chính quê hương mà ông suốt đời yêu mến. Theo bước chân của người lữ khách đi tìm cái đẹp Shimamura, ta bắt gặp những nét vẽ tưởng chừng như mới lạ nhưng thật ra đó lại là những nét tuyệt mĩ của cảnh vật, của con người và của cả những gia trị đã tồn tại bao đời.

“Xứ tuyết” đề cập đến nhiều vấn đề và nhiều mặt của hiện thực cuộc sống, từ tích cực đến tiêu cực, từ cái xấu đến cái tốt,... và diễn ra dưới những gì mà nó vốn có trong thực tế. Thiên nhiên từ hiền hòa, êm dịu đến khắc nghiệt gây cho con người những cảm giác mát mẻ, vui vẻ đến lạnh lẽo, chúng biểu hiện một cách đa dạng, tinh tế gây cho người đọc những cảm xúc rất thật, rất khác nhau. Không chỉ thiên nhiên thay đổi mà con người cũng có những sự thay đổi mang tính tiêu cực. Đó là hình ảnh những con người thực dụng, sống giả tạo và thay đổi một cách tùy hứng, những giá trị truyền thống của dân tộc dưới những cái nhãn được coi là cao quý, thực chất là làm cho những giá trị ấy mất đi hết giá trị, trở thành một thứ tầm thường không hơn không kém. Còn hình ảnh những con người thời thượng chạy theo những nét hiện đại, mới lạ khiến cho những gì truyền thống cũng phải chạy theo và thay đổi cho phù hợp với cái gọi là hiện đại. Bên cạnh những tiêu cực, ta thấy tác phẩm vẫn hiện lên đâu đó những con người biết quý trọng, biết giữ gìn, phát huy và say mê cái đẹp một cách thực thụ; họ vẫn từng ngày từng giờ xem trọng những gì gọi là tinh hoa, là giá trị truyền thống của dân tộc. Tác phẩm còn vẽ nên hình ảnh con người làm việc say sưa dù thời tiết có khắc nghiệt, hình ảnh những người lao động làm việc miệt mài để tạo ra những giá trị tinh thần cho mọi người như việc dệt vải chijimi, những nàng ca kỹ mang lại tiếng đàn, tiếng hát cho khách,. Đó còn là hình ảnh con người được miêu tả qua những nét vẽ làm nổi bật lên nét đẹp nơi tính cách lẫn tâm hồn rất đặc biệt. Nàng Komako ngây thơ, trong sáng và sôi nổi với ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống và lòng quyết tâm học đàn, hay một tình yêu nồng cháy dù biết rằng nó không có hi vọng gì; nàng

Yôko dịu dàng, tận tình mang trong mình nét lạnh lùng, xa cách

nhưng có một tiếng

nói ngọt ngào và một tấm lòng nhân hậu. Tất cả đều vẽ nên hình ảnh

những con người

Nhật trầm tĩnh, hiền hòa biết yêu mến, thưởng thức cái đẹp, cái tuyệt

mĩ của tạo hóa và

của chính con người.

Tác phẩm ra đời trong giai đoạn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang bị đe dọa và ngày càng xa rời quần chúng. Sự ra đời của nó như một lời kêu gọi, một sự thức tỉnh con người hãy quay về với những giá trị tốt đẹp của dân tộc, hãy nhận ra đâu là những giá trị chân chính thật sự của một dân tộc, phải biết dung hòa giữa truyền thống và hiện đại. Đồng thời, tác phẩm còn phê phán những kẻ làm cho nền nghệ thuật bị biến chất khiến mọi người mất lòng tin và xa rời đối với những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Ngoài ra, nó còn đề cao những con người luôn biết gìn giữ, biết phát huy tinh thần dân tộc và ca ngợi vẻ đẹp, những giá trị to lớn của chúng đối với cuộc sống tinh thần của con người, của đất nước Nhật Bản. Dù vậy, tác phẩm “Xứ tuyết”

vẫn mang trong mình những nét đẹp rất chân thật, rất gần gũi của thiên nhiên, con người lẫn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Mọi thứ đều được đặt trong mối tương quan, hài hòa với nhau và không bị tách rời. Chúng gắn kết và bổ trợ cho nhau để tạo nên những nét đẹp, những nét đặc trưng của một đất nước duy mĩ luôn yêu chuộng, quý trọng cái đẹp. Vì vậy, con người cần phải biết, hiểu rõ và bảo vệ mối hài hòa đó để cùng nhau hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Có thể nói, “Xứ tuyết” cùng với “Ngàn cánh hạc”, “Tiếng rền của núi”, “Người đẹp say ngủ”,... là những tác phẩm được Kawabata dày công xây dựng. Là một người đặc biệt quan tâm, yêu mến và trân trọng cái đẹp thực sự, Kawabata đã dùng ngòi bút của mình làm cho cái đẹp ấy nổi bật lên trên tất cả qua hình ảnh những cô gái mang trong mình cái đẹp thực thụ từ ngoại hình đến nội tâm lẫn cả nét tài hoa. Trong “Xứ tuyết”, Komako nổi bật lên với hình ảnh một người con gái có vẻ đẹp thanh sạch, trong sáng và rất quyến rũ. Cô cũng là người có tài khi sử dụng và đánh đàn samisen (một loại đàn khó sử dụng) một cách thuần thục, điêu luyện cùng với những nét tính cách điển hình của người phụ nữ Nhật Bản. Đặc biệt, Komako hiện lên qua một tình yêu nồng nàn, cháy bỏng và say đắm mà không cần được đền đáp với người khách Shimamura, cô yêu hết mình và bộc lộ tất cả những bản tính đặc thù của một người con gái khi yêu như hờn giận, lo lắng hay níu kéo,... Komako đẹp một cách tự nhiên và rất thật, rát gần gũi như những biểu hiện trong cuộc sống thường ngày.

Còn trong “Người đẹp say ngủ ” đó là hình ảnh những cô gái uống thuốc mê nằm câm lặng, im lìm như chết. Nhưng các cô đều toát lên những vẻ đẹp không thể nói nên lời mà chỉ có thể cảm nhận bằng đủ các loại giác quan hay nàng Kikuko trong “Tiếng rền của núi ” có một vẻ đẹp trong sáng, ngây thơ rất đáng yêu nhưng ở cô lại có một nét gì đó cô đơn, cam chịu trước người chồng Suychi của mình vì cô hiểu bóng ma của chiến tranh vẫn đang ám ảnh anh và trong chính tâm hồn bị thương tổn của anh có một sự mất mát to lớn nào đó đang bị kìm nén, cô mang một nét điển hình của những người phụ nữ Nhật dành cho gia đình. Kikuko cũng có khát vọng về một tình yêu đích thực với Suychi nên cô không thể bỏ anh mà càng gần gũi anh hơn, bằng chính tâm hồn trong sáng, nhân hậu, tinh tế của mình cô muốn an ủi, xoa dịu những mất mát, đau đớn trong tâm hồn người đàn ông cô yêu mến, một sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ đẹp. Kawabata đã đặc biệt thành công khi chú ý miêu tả và xây dựng cho mình những nhân vật mang trong mình một nửa cái đẹp của thế giới.

Yasunari Kawabata là nhà văn lớn của đất nước Nhật Bản đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật của dân tộc rất đáng được học tập và kính nể. Ông đã không ngần ngại khi đưa vào tác phẩm của mình những vấn đề có tính thời sự nóng bỏng trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động như bấy giờ cũng là giai đoạn nền văn học bị kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất. Nhưng với những quyết tâm lớn lao và mục đích cao cả của mình dành cho những giá trị tốt đẹp của dân tộc, ông đã mạnh dạn nêu lên hiện thực cuộc sống, sự suy tàn và biến chất của một nền nghệ thuật của dân tộc qua chính những tác phẩm của mình. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ sự tiếc nuối, niềm thương cảm đối với truyền thống của dân tộc. Là một người luôn yêu mến cái đẹp, luôn cảm nhận chúng với một tấm lòng rất đỗi chân thành chỉ “Một bông hoa có thể cho ta cảm nhận về vẻ thắm của hoa hơn là cả trăm bông” [13; tr.245], Kawabata gợi lên trong lòng người đọc niềm trăn trở suy tư về những giá trị truyền thống, về những cái đẹp đang tồn tại và hàng ngày đang bị vùi dập, rẻ khinh để từ đó có những việc làm thiết thực bảo vệ cái đẹp trong cuộc sống và trong tâm hồn con người. Đồng thời, thể hiện niềm thương mến đối với một nhà văn, một nhà nghệ thuật suốt đời đi tìm và bảo vệ cái đẹp trong cuộc đời này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO•

1. Eiichi Aoki (chủ biên) (2006) - Nhật Bản đất nước và con người, Nguyễn Kiên Trường dịch - Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hình ảnh nước nhật bản qua tiểu thuyết xứ tuyết của yasunari kawabata (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w