Các tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn

Một phần của tài liệu Công Nghiệp Phụ trợ Việt Nam từ góc nhìn của Nhật Bản ppt (Trang 32 - 33)

Cuối cùng, chúng tôi muốn bổ sung thêm hai chi tiết chưa được đề cập ở trên: các tiêu chuẩn công nghiệp và chất lượng; tình trạng thiếu nguyên vật liệụ

Việt Nam cần tạo ra những tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn ít nhất cũng ngang bằng các nước láng giềng ASEAN22. Việc không có những tiêu chuẩn an toàn và công nghiệp như hiện nay đã ngăn cản sự phát triển của công nghiệp phụ trợ theo ba cách. Thứ nhất, việc nhập khẩu những sản phẩm sản xuất với chất lượng thấp đã gây trở ngại cho các nhà lắp ráp trong nước mở rộng việc kinh doanh. Một nhà sản xuất điện tử gia dụng đã tuyên bố rằng việc nhập khẩu những sản phẩm với chất lượng thấp đã làm xói mòn thị trường sản phẩm được sản xuất với chất lượng caọ Điều này cũng gián tiếp làm giảm sự thu mua linh phụ kiện từ các nguồn trong nước. Thứ hai, việc nhập khẩu những linh phụ kiện với chất lượng kém sẽ đánh bại những nhà cung cấp trong nước. Một nhà cung cấp lốp nói rằng những chiếc lốp với chất lượng kém đã tràn ngập thị trường trong nước bởi vì Việt Nam không có một tiêu chuẩn phù hợp để sản xuất ra những chiếc lốp với độ bền caọ Một nhà cung cấp linh phụ kiện xe máy Nhật Bản phản ánh rằng họ đã theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS), nhưng những nhà cung cấp Việt Nam đã không thông qua hệ thống kiểm tra chất lượng nào vì từ trước đến nay họ không quen với bất kỳ hệ thống nào ở trong nước cũng như nước ngoàị

Hơn nữa, chính phủ nên cung cấp những thông tin kịp thời về luật môi trường từ đó những sản phẩm Việt Nam có thể được xuất khẩu sang các nước phát triển. Ví dụ, EU

đã đưa ra luật về việc ngăn cấm những chất nguy hiểm (ROHS) vào tháng 1 năm 22Ví dụ như, Malaysia có JBE SIRIM và Thái Lan có TISI như những tiêu chuẩn an toàn của quốc giạ

2006 mà theo đó không cho phép việc nhập khẩu những sản phẩm có chứa sáu chất bị nghiêm cấm23. Mặc dù Việt Nam vẫn chưa thông qua sự giới hạn môi trường tương tự, phần lớn các công ty FDI đã lựa chọn việc tuân thủ theo ROHS cho những sản phẩm được bán trong nước cũng như xuất khẩu mà kết quả là họ yêu cầu các nhà sản xuất nguyên liệu và linh phụ kiện Việt Nam cũng phải tuân theo ROHS như hiện naỵ Tuy nhiên, những người đi sau vẫn còn thiếu hụt kiến thức và công nghệ. Một nhà cung cấp linh phụ kiện xe máy Đài Loan cho rằng không thể tìm được bất kỳ một nhà cung cấp địa phương nào đảm bảo sử dụng thuốc nhuộm hoá trị ba (thay thế cho loại có hoá trị sáu) khi thực hiện mạ kim loại, và vì thế công ty đã không thể chuyển sang sử dụng tiêu chuẩn ROHS.

Một phần của tài liệu Công Nghiệp Phụ trợ Việt Nam từ góc nhìn của Nhật Bản ppt (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)