II. LÀM VĂN Câu 1 (6.0 điểm).
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm
bảo các ý cơ bản sau: - Giải thích: (1,0đ)
+ Cuộc đời rất ngắn ngủi với những hối tiếc và khó chịu: cuộc đời mỗi con người là có giới hạn, lựa chọn cách sống, thái độ sống là do mỗi người tự quyết định, nếu cứ sống với những hối tiếc, thù hận thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa.
+ Hãy yêu quý những người đã cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những
người chưa làm được điều đó: mỗi người cần có thái độ khoan dung với những
người xung quanh.
- Bình luận, chứng minh: (3,0đ)
+ Cuộc sống con người rất ngắn ngủi, nếu chọn hối tiếc và khó chịu, cuộc sống con người sẽ trôi đi vô nghĩa (dẫn chứng)
+ Yêu quý và tha thứ cho người khác, kể cả những người không có thiện cảm với mình là lối sống tích cực (dẫn chứng)
+ Khi con người có thái độ sống tích cực thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều
(dẫn chứng).
- Bàn bạc, mở rộng: Thực tế vẫn còn một số người để cuộc sống của mình trôi đi vô nghĩa, chưa rộng lượng, thứ tha trước lỗi lầm của người khác -> cần phải thay đổi (0,5đ).
- Nêu bài học nhận thức và hành động (0,5đ). - Bố cục, trình bày (0,5đ)
- Sáng tạo (0,5đ)
Câu 2. (10,0 điểm).
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách viết một bài văn nghị luận văn học theo yêu cầu; bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận; biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm
bảo các ý cơ bản sau:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5đ) Giải thích (1,0đ)
- Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người…) để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. Đây là phương diện hình thức thơ.
- Thơ cần có ý: (ý nghĩa nội dung, tư tưởng của thi phẩm); có tình (tình cảm, cảm xúc). Đây là phương diện nội dung thơ.
- Ý nghĩa câu nói: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (hình
ảnh, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc…). Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Lí giải: Tại sao thơ cần phải có hình, có ý, có tình?(1,5đ)
- Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không thể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tình cảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc.
- Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.
- Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ:
+ Hình ảnh (có thể là hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người…) những hình ảnh đó phải chọn lọc, đặc sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu sắc.
+ Ý, tình (tư tưởng, cảm xúc, tình cảm..) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn, hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ…
+ Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hình ảnh phù hợp để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc có sức lay động lớn lao.
=> Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (nội dung và hình thức).
Chứng minh(4,0đ)
Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du để chứng minh
- Hình ảnh giàu sức khái quát:
+ “Hoa uyển”- vườn hoa nơi Tây Hồ xưa đẹp đẽ nay trở thành bãi hoang, gò hoang => theo thời gian và sự bể dâu của cuộc đời, cái đẹp đã biến đổi dữ dội đến tàn tạ.
+ “Son phấn”, “văn chương”: hình ảnh ẩn dụ chỉ sắc đẹp, tài năng của nàng Tiểu Thanh - người con gái có vẻ đẹp hoàn thiện, xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc nhưng lại bị thực tế phũ phàng vùi dập, phải chịu số phận bất hạnh, đau thương (mảnh giấy tàn, chôn vẫn hận, đốt còn vương).
- Ý và tình của nhà thơ:
+ Tác giả thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho cuộc đời, số phận của Tiểu Thanh - một con người tài sắc, bạc mệnh (Thổn thức bên song mảnh giấy tàn).
Khóc thương cho Tiểu Thanh là khóc thương cho vẻ đẹp nhân sinh bị vùi dập. + Bày tỏ sự bất bình trước những bất công, ngang trái ở đời, tố cáo những thế lực tàn ác đã chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ.
+ Kí thác những nỗi niềm tâm sự qua việc tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh với những người tài hoa bất hạnh. Luôn trăn trở với “nỗi hờn kim cổ” tự vận vào mình mà không sao lí giải được (Nỗi hờn kim cổ trời khôn
hỏi/Cái án phong lưu khách tự mang)
+ Gắn lòng thương người bao la với nỗi thương mình và mong muốn nhận được sự
đồng cảm, tri âm của người đời. (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai
khóc Tố Như chăng).
=> Thể hiện tình cảm chân thành, mãnh liệt, mối đồng cảm giữa một hồn thơ với một tình thơ.
Liên hệ với đoạn thơ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng trần Côn để chỉ ra điểm giống và khác nhau trong ý, tình của mỗi tác giả (2,0đ)
* Ý và tình của Đặng trần Côn.
- Thấu hiểu nỗi cô đơn, quạnh vắng trong tâm hồn người chinh phụ:
+ Miêu tả sự hoang vắng, tĩnh mịch của không gian: gà eo óc, hòe phất phơ -> tô đậm nỗi buồn thương, diễn tả sự trôi chảy của thời gian, sự dày vò của tâm trạng. + Cảm nhận thời gian chờ đợi: Khắc giờ đằn đẵng như niên -> thời gian tâm lí, mối sầu vì thế mà như trải dài ra vô tận.
+ Cảm nhận sự bế tắc trong tâm trạng người chinh phụ: ba từ “gượng” nhấn mạnh sự gắng gượng vươn lên của người chinh phụ để vượt thoát ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn nhưng mọi hành động đều trở nên vô nghĩa.
- Miêu tả một cách chân thực, cảm động từng cung bậc cảm xúc của người chinh phụ
=> Thể hiện tình cảm chân thành, mãnh liệt; cảm thương trước nỗi bất hạnh của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến, không biết tin tức, không rõ ngày trở về. * Điểm giống và khác nhau trong ý, tình của mỗi tác giả:
- Giống nhau: + Cả hai nhà thơ đều thể hiện tình cảm chân thành, mãnh liệt
+ Đều thể hiện tinh thần nhân đạo bao la trước nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Khác nhau: + Qua Độc Tiểu Thanh kí người đọc nhận thấy phía sau lòng thương cảm con người là sự tự thương mình của một trái tim âm ỉ và trăn trở với nỗi đau thời thế.Tình cảm nhân đạo không dừng lại ở phạm vi quốc gia mà lan tỏa ra ngoài biên giới. Nhà thơ mong muốn về một xã hội tự do, công bằng, nhân ái, con người được đối xử bình đẳng (đặc biệt là người phụ nữ).
+ Qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Đặng Tràn Côn đã thể hiện tấm lòng yêu thương , sự cảm thông sâu sắc với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ; lên án , tố cáo chiến trang phong kiến phi nghĩa đã cướp đi quyền sống hạnh phúc của con người.
- Lý giải sự khác nhau: Do hoàn cảnh sáng tác và do cái nhìn của mỗi nhà thơ.
Bố cục, trình bày (0,5đ) Sáng tạo (0,5đ)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12MÔN NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2020 - 2021
I.Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim
đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói: - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao
cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...”
(Dẫn theo songdep.xitrum.net)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 3. Trong cuộc sống, có phải lúc nào ước mong của cụ già về “một ngày nào
đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi” đều trở thành hiện thực hay không?
Câu 4. Hãy nêu quan niệm riêng của anh/chị về một trái tim hoàn hảo. II. PHẦN LÀM VĂN: (14.0 điểm)
Câu 1(6.0 điểm):
Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan
niệm trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua
lại”.
Câu 2( 8.0 điểm)
Bàn về thơ, R. Gam-za-tốp cho rằng: Thơ là lửa và sáng tác thơ là sự
cháy lên.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12.
HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ n
Câu Nội dung cần đạt Điểm
Đọc Hiểu