Với bản chất sáng tạo, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

Một phần của tài liệu Chuyên đề lý luận văn học (Trang 53 - 55)

XVI. CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 1.Chi tiết nghệ thuật là gì?

c. Với bản chất sáng tạo, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

Chi tiết nghệ thuật trong văn xuôi không chỉ có trị tạo hình mà nó còn có một đặc điểm vô cùng quan trọng nữa, đó là bản chất sáng tạo, khái quát, biểu hiện của nó, khả năng nói nhiều bản thân nó. Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật trở thành tiêu điểm, hội tụ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm. Tuy ngắn gọn cô đúc, nhưng chi tiết nghệ thuật lại chứa đựng một chiều sâu ý nghĩa khôn cùng mà dường như ta khơi mãi cũng không thấy đáy “chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà qua đo ta thấy được cả đại dương”. Chi tiết nhỏ nhưng lại làm nên nhà văn lớn. Với bản chất sáng tạo chi tiết nghệ thuật có vai trò không nhỏ làm nên tiếng nói nghệ thuật độc đáo của nhà văn.

Chi tiết được tạo thành phải qua quá trình thai nghén của nhà văn. Để làm nên một chi tiết nhỏ đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm xúc và tài năng nghệ thuật chân chính. Chi tiết là điểm sáng nhất trong tác phẩm tự sự, nó giúp nhà văn thể hiện ý đồ nghệ thuật mà mình muốn biểu đạt, giúp bạn đọc thoả mãn sự khám phá mong muốn khám phá tận cùng ý nghĩa tác phẩm và nó cũng biểu

hiện được phần hồn của tác phẩm, tạo nên những tầng sâu khai phá mãi mà không đến đáy. Nhưng muốn tạo được chiều sâu khôn cùng của tác phẩm tự sự, tức là “phần chìm”, ý nghĩa biểu chưng, nhà văn không chỉ biết tạo ra những chi tiết đắc địa mà còn phải có biệt tài trong lựa chọn giữa dòng đời xuôi ngược một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa và nhiều áp lực buộc con người phải bộc lộ phần sâu kín nhất của tâm hồn mình. Chi tiết cô đúc ngắn gọn nhưng lại chứa đựng tầng sâu khôn cùng mà dường như khơi mãi cũng không hết ý nghĩa.

Nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù, tầm vóc của người nghệ sĩ có thể làm nên từ những điều nhỏ nhất. Nhà văn có khả năng sáng tạo ra những chi tiết nhỏ có giá trị góp phần đắc lực trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Do vậy để tạo nên những chi tiết đắc địa đòi hỏi nhà văn phải có đủ ba yếu tố: tài, tâm và tầm. Một chi tiết hay không phải chỉ hay ở xác chữ mà là cái “đẹp” trong hồn văn. Đó phải là sự trăn trở không ngừng của nhà văn trước cuộc đời, là sự thăng hoa trong cảm xúc đến cao và là sự dung nạp của một ngòi bút tài hoa.

Chi tiết có vai trò quan trọng đúng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “ở truyện ngắn, mỗi chi tiết có vị trí quan trọng như một chữ trong bài thơ tứ tuyệt, trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. Với một tác phẩm văn xuôi tự sự, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm, tạo chiều sâu ý nghĩa khôn cùng. Với bạn đọc, chi tiết làm khơi dậy bản năng khám phá ở tầm khái quát hơn, giúp bạn đọc hiểu đúng và hay hơn về tác phẩm. Nhưng có lẽ vai trò lớn nhất của chi tiết nghệ thuật chính là việc thể hiện tài –tâm của tác giả. Chi tiết chỉ thể hiện tư tưởng mà còn in dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, bởi chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Không chỉ thế chi tiết còn giúp nhà văn khẳng định cái tầm của mình. Xây dựng chi tiết nhỏ không phải là điều dễ dàng, để chi tiết tồn tại theo thời gian còn là điều rất khó. Chắc chắn phải dụng công dụng tâm lắm nhà văn mới làm nên một đứa con tinh thần trường cửu với thời gian. Chi tiết nhỏ nhưng lại làm nên nhà văn lớn là vì thế. Chi tiết nghệ thuật góp phần làm nên phong cách nhà văn, in đậm dấu ấn tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ.

+ Chi tiết bát cháo hành, giọt nước mắt… trong “Chí Phèo” là những chi tiết đắt gía làm nên tiếng nói nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nam Cao khẳng định chính tình người đã cứu được tính người.

+Chi tiết Phán mọc sừng màn hạ huyệt cứ oặt người đi mà khóc, khóc mãi không thôi“ Hứt!…Hứt !...Hứt!..” trong khi đó hắn lén dúi tờ giấy bạc năm đồng gấp tư vào tay Xuân như sự thanh toán sòng phằng cho cuộc doanh thương. Với chi tiết

này Phán quả là một diễn viên siêu hạng qua đó tác giả đã bóc trần bản chất giả dối cao độ của xã hội thượng lưu tư sản đương thời.

+Bát bánh đúc trong “Vợ nhặt” cũng là một chi tiết đặc sắc qua đó thấy được số phận thảm thương tội nghiệp của người được ăn-thị vợ nhặt và vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn đó là Tràng. Chi tiết nhỏ nhưng lại có vai trò lớn để soi sáng chủ đề của tác phẩm: phản ánh số phận thảm thương tội nghiệp của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, đồng thời còn làm sáng lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người lao động trước Cách mạng. Và nếu đem so sánh với bát cháo hành trong “Chí Phèo” thì bát bánh đúc cũng là chi tiết thể hiện tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Kim Lân khi viết về người nông dân.

Một phần của tài liệu Chuyên đề lý luận văn học (Trang 53 - 55)