Nghĩa, vai trò của trí tưởng tượng trong thơ: Tưởng tượng tạo nên sự liên kết giữa cảm xúc, ý, ngoại vật và phát huy những năng lực tinh thần với những ấn

Một phần của tài liệu Giáo án CHUYÊN đề đọc HIỂU NGỮ văn 12 văn bản NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH (Trang 27 - 31)

giữa cảm xúc, ý, ngoại vật và phát huy những năng lực tinh thần với những ấn tượng, kinh nghiệm, mơ ước… để lựa chọn hình ảnh, nhạc điệu, ý… cho phù hợp (VD: Cùng ngoại cảnh là khu vườn nhưng cảm xúc thèm yêu, khát sống đưa Xuân Diệu đến khu vườn tình ái trong “Vội vàng”; Hàn Mặc Tử tìm đến khu vườn thôn Vĩ trinh nguyên bằng một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế; niềm vui sướng khi gặp gỡ lí tưởng khiến Tố Hữu lạc bước vào khu vườn xuân rộn ràng trong “Từ

ấy”. Ở mỗi khu vườn, các nhà thơ phát huy cao độ trí tưởng tượng của mình theo những cách riêng, để đem lại những vẻ đẹp riêng cho thơ và cho cuộc đời.

Hoặc trí tưởng tượng của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử… về dòng sông, về trăng…)

* Bình luận mở rộng

- Dù phong phú bao nhiêu thì trí tưởng tượng đó vẫn phải được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về mình, về đời của người nghệ sĩ. Ý nghĩa của sự tưởng tượng phải có tính tiêu biểu, điển hình, phổ quát và được thể hiện qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, hàm súc, giàu nhạc tính. Tưởng tượng thường đi liền với liên tưởng.

- Bài học nhận thức: + Đối với người nghệ sĩ. + Đối với độc giả.

- Khái quát lại vấn đề.

Đề số 5

2. Giải thích ngữ liệu

2.1. Quan điểm của cố nhà nghiên cứu phê bình văn học Chu Văn Sơn:

- Theo tác giả, hành trình tìm kiếm hạnh phúc trong bề sâu là tìm kiếm thư thái mà có

phải lúc nào mình cũng hay biết đâu….:

+ hạnh phúc bề sâu là hạnh phúc đích thực, điều con người thật sự cần;

+ Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc đích thực nhưng không phải ai cũng nhận ra rằng đó là quá trình đi đến sự thư thái bình yên. Nguyên nhân: do cuộc sống hiện tại đang đánh mất dần sự bình yên bởi những ham hố, thù hận, u mê, những phụ bạc, thất thoát,

phản trắc,…

2.2. Quan điểm của Baird t.Spalding

- Tác giả nêu ra những ý nghĩa của trạng thái tâm an, yên lặng như là biểu hiện của hạnh phúc: từ yên lặng, minh triết phát sinh; từ vắng lặng, con người ý thức được năng lực của mình và chung quanh mình; quyền năng tiềm ẩn phát sinh và nảy nở; dục vọng yên tĩnh. Từ đó, đi đến kết luận: con người cần khám phá rằng, hạnh phúc ở bên trong mình. => Điểm thống nhất giữa hai tác giả: con đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực là quá trình tìm kiếm chính mình, khiến bản thân thư thái, bình yên thay vì trông đợi vào những biến động niềm vui bên ngoài.

3. Bình luận về “con đường đi đến hạnh phúc đích thực”

- Tất cả chúng ta đều mong muốn có hạnh phúc, đều tích cực tìm kiếm nó nhưng liệu chúng ta có đạt được đến hạnh phúc đích thực? Hay chỉ là cảm giác vui sướng, thỏa mãn tạm thời. Hạnh phúc đích thực là có được cảm giác tích cực bền vững, còn hạnh phúc không đích thực có thể hiểu là những khoái lạc trong chốc lát.

chung lại có hai con đường chính: tìm kiếm bên ngoài mình và tìm kiếm bên trong mình. Tìm kiếm bên ngoài có thể hiểu là số tiền chúng ta kiếm được, địa vị chúng ta phấn đấu, quá khứ tươi đẹp đã qua hay tương lai màu hồng đang đến…; còn tìm kiếm bên trong là

sự yên bình, yên lặng, vắng lặng, yên ả, êm đềm, thư thái là cảm nhận chủ quan của

riêng mình trong hiện tại.

- Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình đối với quan điểm của hai học giả, đưa ra sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên cần đưa ra những lí lẽ và và dẫn chứng thuyết phục.

Nếu lựa chọn: con đường tìm kiếm bên trong là con đường đi đến hạnh phúc đích thực, thí sinh có thể đưa ra một số lí lẽ sau:

+ Hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của con người, mức độ và tiêu chí để có được cảm giác thỏa mãn, sung sướng của con người là khác nhau.

+ Khi chọn con đường tìm kiếm bên trong để có được hạnh phúc, con người sẽ chủ động, tự tin thay vì lo lắng bất an và tự ti.

+ Hạnh phúc dựa vào những điều bên ngoài mình chỉ đem lại những niềm vui thoáng qua vì hiện tại luôn thay đổi, cái mới xuất hiện và thay thế cái cũ rất nhanh, con người sẽ luôn phải miệt mài chạy theo nó.

+ Các sự vật bên ngoài có thể mang đến chúng ta niềm vui, sự hứng thú nhưng có khi lại gây cho chúng ta cảm giác lo lắng, bất an, sợ hãi, đau khổ. Con người càng ham muốn lại càng sợ hãi, càng sợ hãi lại càng đau khổ vì khi đạt được rồi lại ham muốn những thứ khác nữa.

4. Bình luận mở rộng:

- Ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, tìm kiếm hạnh phúc nhưng không biết thật sự thế nào là hạnh phúc và phương tiện để có được hạnh phúc.

- Khi con người còn là nô lệ của dục vọng, còn lấy những điều bên ngoài mình (địa vị, danh tiếng, tiền bạc…) làm điểm tựa và phương tiện để đạt được hạnh phúc thì chúng ta sẽ lầm đường lạc lối.

- Muốn có hạnh phúc thật sự, cần phải hiểu mình, giữ cho cuộc sống của mình tự tại, an lạc, vượt lên trên cám dỗ và dục vọng.

5. Bài học nhận thức, hành động:

- Là một người trẻ, cần tỉnh táo để không cuốn theo những vòng xoáy lợi danh phù phiếm, không chạy theo những giá trị vật chất phù du.

- Cần có trạng thái tâm hồn an nhiên; tâm thế sống tích cực, chủ động; biết chia sẻ và yêu thương. Khi có được sự bình an trong tâm hồn, chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc đích thực.

Nhà phê bình văn học Bêlinxki có viết: “Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì

những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội; bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại.”

(Dẫn theo Lý luận văn học, Phương Lựu, NXB Giáo dục 1997, tr. 361)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm rõ sự vĩ đại của Nguyễn Du qua một số đoạn trích trong Truyện Kiều thuộc chương trình Ngữ văn 10.

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận2. Giải thích ý kiến 2. Giải thích ý kiến

- thi sĩ vĩ đại: nhà văn, nhà thơ tài năng, có tầm tư tưởng lớn, có ảnh hưởng đến tư tưởng của thời đại, dân tộc, nhân loại; có đóng góp lớn về nghệ thuật.

- sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu

thẳm của lịch sử xã hội; bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại: nhà văn vĩ đại là người hấp thụ hơi thở của thời đại, nói lên được

những khát vọng, bi kịch của con người ở tầm vóc khái quát.

=> Ý kiến trên nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa nhà văn và hiện thực, giữa văn học và đời sống trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ.

3. Bàn luận

- Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại. Qua những tác phẩm của họ, người đọc có thể hiểu được phần nào diện mạo, bức tranh đời sống của một giai đoạn lịch sử.

- Qua một tác phẩm văn học lớn, tiếng nói của con người trong thời đại đó được thể hiện bằng tiếng nói đại diện của chính nhà văn, người nghệ sĩ sáng tạo. Sáng tạo nghệ thuật không chỉ phản ánh thực tại mà còn là cách thức để người nghệ sĩ thể hiện cá tính nghệ thuật, tư tưởng, quan niệm nhân sinh của nhà văn.

- Nhà văn lớn phải viết về cuộc sống bằng chính trái tim của mình; họ phải hiểu, cảm thông và chia sẻ với cuộc sống của nhân dân. Tiếng nói của họ vừa mang tính cá nhân độc đáo vừa phải là tiếng nói của nhân dân; tiếng nói trong một hoàn cảnh cụ thể sẽ trở thành tiếng nói của thời đại, của dân tộc, rộng lớn hơn là đại diện cho những giá trị tinh thần của cả nhân loại.

4. Chứng minh

Nguyễn Du là nhà thơ vĩ đại đã làm được tất cả những điều đó qua Truyện Kiều - Bối cảnh lịch sử - xã hội thời đại Nguyễn Du sống.

- Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã trở thành khí quan và đại biểu của xã hội, của thời

đại: tác phẩm của ông khái quát được bức tranh hiện thực rộng lớn của thời đại: xã hội phong kiến đương đang suy tàn, quyền sống của con người bị chà đạp (Nỗi thương

mình).

- Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đau nỗi đau của xã hội, của thời đại và của nhân

loại qua việc tài hiện cuộc đời chìm nổi, bi thương của Kiều, của những kiếp tài hoa

bạc mệnh. (Trao duyên, Nỗi thương mình).

- Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nói lên vẻ đẹp và khát vọng chân chính của thời

đại và của nhân loại về tự do, tình yêu, về những giá trị nhân bản (Trao duyên, Nỗi thương mình, chí khí anh hùng).

5. Đánh giá, mở rộng vấn đề

Một phần của tài liệu Giáo án CHUYÊN đề đọc HIỂU NGỮ văn 12 văn bản NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w