TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC,

Một phần của tài liệu BantinCCHCso06.2017 (Trang 41)

Ông Trần Anh Tuấn nói: “Luật Cán bộ, công chức cũng như Nghị định 24/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức không bao giờ quy định vấn đề hộ khẩu là điều kiện để tuyển dụng công chức”.

Tước đi quyền bình đẳng về cơ hội

Phóng viên: Cụ thể Luật Cán bộ, công chức quy định thế nào, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn: Chúng ta biết Điều 36 Luật Cán bộ, công chức đã quy định những tiêu chuẩn rất rõ ràng đối với người đăng ký dự tuyển công chức. Luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Luật quy định rất rõ rằng: Người đăng ký dự tuyển công chức đủ 18 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Như thế, rõ ràng luật không đặt ra vấn đề hộ khẩu. Bởi một nguyên lý bất di bất dịch rằng: Bất kể ai là công dân Việt Nam cũng có quyền và được bình đẳng về cơ hội trở thành công chức để phục vụ nhân dân.

PV: Nhưng thực tế là các tỉnh, thành đều lấy tiêu chí “hộ khẩu” áp dụng khi tuyển dụng công chức. Phải chăng họ dựa vào quy định “có lý lịch rõ ràng” và “các điều kiện khác” như luật quy định?

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn: Hai quy định của luật vừa dẫn ra cũng không có nghĩa là phải có hộ khẩu thì mới được dự tuyển công chức. Hai quy định đó chỉ có ý nghĩa rằng: Mọi công dân dự tuyển công chức phải có lý lịch rõ ràng, minh bạch về họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ nơi cư trú, quan hệ gia đình, quá trình đào tạo, năng lực, sở trường... và được chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận. Bên cạnh đó phải đáp ứng được các điều

Một phần của tài liệu BantinCCHCso06.2017 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)