Kinh nghiệm của nhóm nước đang phát triển

Một phần của tài liệu BÀI báo cáo CUỐI kì môn NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm tên đề tài BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 43 - 50)

f. Tác động đến xã hội và sức khỏe cộng đồng

3.2. Kinh nghiệm của nhóm nước đang phát triển

a) Về chính sách chung

Trong thời gian vừa qua, các nước đang phát triển đã triển khai cả 2 nội dung của ứng phó với BĐKH:

- Thích ứng:

Ở châu Á, nhiều chính phủ đã ban hành những chính sách hỗ trợ nông dân triển khai các hoạt động sản xuất nông nghiệp có lồng ghép thích ứng BĐKH như xen canh, đa canh, nông-lâm kết hợp chăn nuôi và nghiên cứu tạo ra các giống lúa mới để phù hợp với khí hậu địa phương. Các nước cũng phê duyệt các chiến lược sử dụng và bảo vệ nguồn nước bao gồm ruộng bậc thang, tưới tiêu nước bề mặt và nước ngầm, đa dạng hóa nông nghiệp để đối phó với hạn hán. Các biện pháp công trình và phi công trình được sử dụng để đối phó với lũ lụt và ngập lụt ven biển.

Ở Philippine, Bộ Phúc lợi Xã hội và Phát triển đã triển khai chương trình cung cấp nhà ở chống bão được thiết kế để chịu được tốc độ gió 180 km/h cho những người dân ở hầu hết các khu vực dễ bị ảnh hưởng của bão.

Bangladesh là nước có địa hình thấp tương tự như ĐBSCL của Việt Nam. Cứ mỗi mùa lụt kéo dài từ 4-5 tháng, một phần tư diện tích quốc gia với khoảng 156 triệu dân chìm ngập dưới nước. Thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân Bangladesh, ngược lại khi dòng sông cạn thì nước mặn xâm nhập sâu

đến vùng đất canh tác. Để đối phó với tình trạng gia tăng nghiêm trọng do BĐKH toàn cầu, Chính phủ Bangladesh đã hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai Chương trình chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão tại các quận, huyện ven biển. Các tình nguyện viên được huấn luyện để giúp cảnh báo bão, sơ tán, cứu hộ, cứu trợ khẩn cấp và sử dụng các thiết bị liên lạc, vô tuyến. Ngoài ra, nước này cũng khuyến khích phát triển kỹ thuật canh tác trên các bè nổi. Nông nghiệp nổi đang là một giải pháp tích cực để ứng phó với BĐKH, biến các vùng đồng ngập nhiều tháng mỗi năm thành những diện tích canh tác năng suất cao. Kỹ thuật canh tác không đất hay canh tác nổi sẽ tùy thuộc rất lớn vào thời gian chìm ngập ở từng địa phương, vào nguồn nguyên liệu tạo bè, vào thị trường nông sản và cả điều kiện vận chuyển hay nơi bảo quản. Năm lợi ích của các vùng nông nghiệp nổi là biến đất ngập lụt thành diện tích canh tác cho năng suất cao, chất lượng tốt mà ít sâu bệnh; việc canh tác không cần tưới nước hay bổ sung phân bón; bè nổi đã qua sử dụng một mùa trở thành phân bón cung cấp dinh dưỡng cho vụ canh tác tiếp theo trên cạn; bè nổi được dùng làm nơi chăn nuôi trong mùa nước lũ và người nông dân vừa thu hoạch được nông sản, thịt, trứng, lại vừa đánh bắt được nhiều tôm, cá.

Ở Mỹ Latinh, chiến lược thích ứng của địa phương bao gồm một loạt các hoạt động nông nghiệp, bảo vệ HST và các phương pháp để thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan. Ecuador hợp tác với các cộng đồng Waorani và Timpoca để xây dựng kế hoạch quản lý bền vững ngành trồng cọ và nuôi ếch, mang lại thu nhập với sự hỗ trợ về kinh phí của Quỹ môi trường toàn cầu. Ngoài ra, người dân Ecuador cũng được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ cải thiện thiết kế nhà ở để thích ứng với lũ lụt và hạn hán. Nhà ở được xây cao lên hoặc có nền bê tông để các bức tường tre không chạm vào mặt đất và không bị nấm làm hỏng. Những ngôi nhà này có chi phí thấp, hiệu quả cao và tuổi đời dài hơn so với các loại nhà thông thường. Brazil triển khai một số dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, trồng rừng và phục hồi đất bị suy thoái cũng nhằm thích ứng với BĐKH. Ở Peru, nông dân sử dụng hệ thống tưới tiêu và thoát nước truyền thống gọi là "Waru Waru", phát triển sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng từ đó có thể sản xuất nông nghiệp tại những khu vực đất thấp, dễ bị lụt và khó tiêu thoát nước. Các kênh rạch cung cấp độ ẩm trong thời gian hạn hán và là hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Khi chứa đầy nước, hệ thống kênh rạch này tạo ra vi khí hậu hoạt động như một vùng đệm chống sương giá ban đêm. Hệ thống Waru Waru đảm bảo cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân, làm giảm các rủi ro do sương giá và hạn hán. Ở Mexico, HST nông nghiệp ruộng bậc thang đã tồn tại 3000 năm tại các vùng sườn đồi ở Tlaxcala. Lượng mưa tập trung vào giữa tháng năm và tháng chín và thường xảy ra các trận mưa lớn đột ngột. Ruộng bậc thang dốc giữ lại lượng nước thừa trong các khe chứa. Lượng nước không thể thấm vào đất được giữ lại trong các khe chứa nước và sẽ từ từ được thấm vào khu vực đất xung quanh sau khi cơn mưa kết thúc. Đất bị xói mòn cũng bị giữ lại bên trong khe chứa, giữ cho đất không bị trôi theo dốc. Đất giàu dinh dưỡng bên trong khe chứa sau đó sẽ được thu lại và đưa vào ruộng.

Người dân bản địa Aymaran của Bolivia đã ứng phó với hạn hán bằng việc xây dựng các đập nhỏ gọi là "Qhuthañas". Các đập này thu và lưu trữ 50 đến 10.000m3 nước mưa. Tại các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS), các chiến lược thích ứng bao gồm các kỹ thuật nông nghiệp, bảo vệ rạn san hô và đối phó với khí hậu cực đoan. Ví dụ, tại đảo Timor, nông dân đã phát triển giống cây trồng chính yếu để thích ứng với lượng mưa thất thường và lốc xoáy nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Các hoạt động đối phó với hiện tượng xói mòn ven biển bao gồm tái định cư cho cộng đồng. Tại Playa Rosaria, tỉnh Havana, Cuba, cộng đồng đã được di dời 05 km vào sâu trong đất liền do xói mòn bờ biển. Các hoạt động xây dựng, củng cố lại hệ thống đê biển, xây dựng hàng rào cồn cát, trồng cây dọc theo bờ biển cũng đã được tiến hành nhằm làm giảm tác động của xói mòn bờ biển đối với cộng đồng.

- Giảm nhẹ:

Ở châu Á, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan đã thực hiện một số hoạt động chuẩn bị và xây dựng NAMA. Chính phủ Indonesia đã xuất bản Hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải KNK. Hướng dẫn này đưa ra khung chính sách cho cơ quan trung ương và chính quyền địa phương để thực hiện các hành động giảm phát thải KNK và đề xuất NAMA cho năm lĩnh vực ưu tiên. Sáng kiến PAKLIM3, chương trình hợp tác giữa Indonesia-Đức là một ví dụ cho các sáng kiến song phương nhằm xây dựng năng lực dài hạn và xây dựng tổ chức ở châu Á. Sáng kiến này tư vấn và hỗ trợ các chính phủ quốc gia/địa phương và các ngành công nghiệp về vấn đề thích ứng và giảm nhẹ, bao gồm cả NAMA. Sáng kiến này đã thiết lập một văn phòng xây dựng NAMA tại Cơ quan Quy hoạch Phát triển quốc gia ở Jakarta.

Thủ đô Dhaka của Bangladesh là một thành phố đông dân, thải ra hơn 5000 tấn rác thải mỗi ngày vào năm 2015. Lượng rác thải gia tăng đã gây ra một số tác động tiêu cực đến Dhaka như sự lây lan của bệnh tật, ô nhiễm nước ngầm và chất lượng không khí giảm sút. Lĩnh vực rác thải tại Bangladesh cũng phát thải ra một lượng lớn KNK do thành phần có chứa methane, một loại KNK có tiềm năng ấm lên toàn cầu gấp 25 lần so với CO2. Đến năm 2020, lượng phát thải KNK từ lĩnh vực rác thải sẽ tăng khoảng 22%, lên đến 20 triệu tấn. Với hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Dhaka đã xây dựng “Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn”, trong đó đặt ra mục tiêu cải cách hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố. Quy hoạch đã tìm cách xây dựng một chương trình quản lý chất thải có sự tham gia của các bên, tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý trong việc thu gom và vận chuyển rác thải, hiện đại hóa và mở rộng các khu vực xử lý rác thải và tăng cường việc quản lý hành chính và tài chính.

Ở Trung Quốc, do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng đã tạo ra sức ép với Chính phủ Trung Quốc về vấn đề an ninh năng lượng và PTBV. Đối mặt với hai thách thức này, các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh hiệu quả sử

dụng năng lượng như một ưu tiên hàng đầu cho đất nước. Nhờ sự hỗ trợ của Tổng công ty Tài chính quốc tế, Trung Quốc đã triển khai một sáng kiến tài chính dựa vào khu vực tư nhân nhằm khuyến khích sự đầu tư của khu vực này vào các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả. Chương trình Tài chính cho sử dụng Năng lượng Hiệu quả của Trung Quốc là một cơ chế chia sẻ rủi ro có nghĩa là để tăng đầu tư tư nhân vào các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả với mục tiêu giảm lượng khí thải của 8,6 triệu tấn CO2/năm trước năm 2012 theo kịch bản đường cơ sở, mà sau này sẽ tăng lên đến 13,6 triệu tấn CO2 mỗi năm vào năm cuối của giai đoạn thứ hai trong năm 2015.

Mỹ La tinh là khu vực đưa ra nhiều đề xuất NAMAs nhất với 22 NAMAs ở các cấp khác nhau. Những hoạt động nổi bật bao gồm Kế hoạch hành động và Kịch bản giảm nhẹ (MAPS) với sự hợp tác giữa các nước đang phát triển với nhau (Hợp tác Nam - Nam) nhằm xây dựng kế hoạch giảm nhẹ trong dài hạn.

Ở Mexico, đề xuất NAMA nhằm khuyến khích khu vực tư nhân và nâng cao nhận thức về cơ hội thị trường của các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng hơn là dựa trên các quy định luật pháp. Các ví dụ NAMA cho lĩnh vực xây dựng của Mexico gồm:

 Chuẩn bị nghiên cứu nhằm xác định các biện pháp chi phí thấp - hiệu quả cao đối với giảm thải cho các tòa nhà mới tại các khu vực khác nhau của đất nước.

 Xây dựng năm dự án thí điểm thực hiện các biện pháp chi phí thấp - hiệu quả cao tại các vùng khác nhau.

 Thực hiện các cuộc thi về kiến trúc và chi phí lũy tích của 100 dự án tốt nhất.

 Xây dựng và thực hiện hệ thống tài chính tại ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các chủ đầu tư dự án và khuyến khích phổ biến công nghệ.

 Nâng cao nhận thức với các bên liên quan để nhấn mạnh việc thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và đây sẽ là cơ hội lớn cho các nhà cung cấp công nghệ, kiến trúc sư, công ty xây dựng...

Là một quốc gia với nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch khiêm tốn, Chi-lê đã được nhận danh hiệu là một trong những quốc gia sử dụng năng lượng hiệu quả nhất châu Mỹ La tinh. Trong năm 2005, nhằm ứng phó với việc thiếu khí đốt tự nhiên nhập khẩu và tình trạng hạn hán (nhân tố hạn chế sự phát triển của thủy điện), Chi-lê đã xác định lại chiến lược năng lượng của mình, tập trung vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả và coi đây là ưu tiên quốc gia. Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng hiệu quả đã được ban hành. Để cải thiện tình trạng thiếu khí đốt, Chính phủ Chi-lê đã tiến hành cải cách khuôn khổ thể chế cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả và thành lập Cơ quan Năng lượng hiệu quả Chi-lê vào năm 2010 giúp triển khai thực hiện các chính sách và sáng kiến sử dụng năng lượng hiệu quả. Cơ quan Năng lượng hiệu quả Chi-lê được cấu trúc như một tổ chức độc lập phi lợi nhuận, dựa trên các nguồn lực từ công chúng cũng

như cáckhu vực tư nhân để hỗ trợ các khả năng cạnh tranh và PTBV của Chi-lê. Cơ quan này đóng vai trò như là một tổ chức công-tư, làm nhiệm vụ phối hợp và liên lạc với các bên liên quan trong phạm vi địa phương, quốc gia và toàn cầu. Trong năm 2012, Chi-lê đã coi việc sử dụng năng lượng năng lượng hiệu quả là nội dung đầu tiên trong “Chiến lược năng lượng quốc gia giai đoạn từ 2012 đến 2020”, trong đó đã đặt ra mục tiêu là giảm 12% nhu cầu năng lượng năm 2020 thông qua sử dụng năng lượng hiệu quả. Một loạt các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả được Chi-lê áp dụng bao gồm: Tiêu chuẩn và chương trình dán nhãn sử dụng năng lượng hiệu quả; Phổ biến việc sử dụng bóng đèn compact; Hỗ trợ xe điện; Đầu tư vào sử dụng năng lượng hiệu quả; Hỗ trợ tín dụng cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả.

KẾT LUẬN

Thế giới hiện đại càng cần con người có những hành xử văn minh với môi trường, tôn trọng môi trường cũng chính là tôn trọng bản thân. Nước ta với định hướng cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2022, việc tiếp tục các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng sẽ là không tránh khỏi. Tuy nhiên việc nhận thức rõ được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu sẽ làm chúng ta quan tâm đúng mức hơn đến việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ các-bon thấp, tăng trưởng xanh.

Những thách thức đó đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wikipedia

2. Phan Bảo Minh và cộng sự 2009, Ảnh của biến đổi hậu, Trường Đại học Nông lâm TP HCM.

3. Th.S Nguyễn Mai Nguyên, Đánh giá tổng quát tác động của biến đổi khi hậu đối với tài nguyên đất đai và các biện pháp ứng phó, Viện Nghiên cứu quản lý đất đai.

4. 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Nguyễn Đức Vượng, Tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, Trường Đại học Quảng Bình.

6. GS.TSKH.Trương Quang Học .(2015) - Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên và xã hội.3T2Uhttps://moitruongviet.edu.vn/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hauden-tu-nhien-va- xa-hoi/U2T3T.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE).(2014) - Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam cho công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.3T2Uhttp://stnmt.binhduong.gov.vn/3cms/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voitai- nguyen-nuoc..htm.

8. Cục Quản lý môi trường y tế.(2012) - Tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe cộng đồng và toàn cầu.3T2Uhttp://suckhoedoisong.vn/tac- dong-va-anh- huong-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-suc-khoe-cong-dong-va-toancau-n56975.html. 9. GS.TS Trần Thọ Đạt và ThS Vũ Thị Hoài Thu - Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam và một số gợi ý chính sách.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị (2015). 11. Và một số tài liệu có liên quan khác…

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

TÊN THÀNH VIÊN NHIỆM VỤ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Phạm Thị Thanh Quyên Nội dung báo cáo 100%

Bùi Thị Trinh PowerPoint 100%

Phạm Xuân Quỳnh Nội dung báo cáo + video 100%

Nguyễn Thị Nga PowerPoint 100%

Một phần của tài liệu BÀI báo cáo CUỐI kì môn NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm tên đề tài BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 43 - 50)