- Áo côn (hình 5.7 ): dùng để gá lắp các dụng cụ có chuôi côn (mũ
5.4.2 Các dạng lỗ khoan
Lỗ khi khoan có nhiều dạng khác nhau: lỗ suốt, lỗ kín, lỗ bậc, lỗtrước khi cắt ren, lỗtrước khi doa.
Khi khoan các lỗ kín cần phải xác định chiều sâu lỗ khoan, sau khi gá
đặt chi tiết gia công, cho dụng cụ tiếp xúc với bề mặt chi tiết, điều chỉnh vạch
chia trên thước đo chiều sâu của máy về vị trí 0. Trong khi khoan căn cứ vào khoảng cách đã dịch chuyển của vạch chia trên thước đo để biết được chiều sâu lỗ khoan.
Điều chỉnh chiều sâu lỗ khoan cũng có thể bằng cách gá đặt bạc chặn trên máy khoan. Khi bạc chạm vào bề mặt chi tiết nghĩa là mũi khoan đã đạt chiều sâu theo yêu cầu.
Khi khoan lỗ sâu, để cải thiện điều kiện cắt và nâng cao độ bóng bề mặt, cần khoan theo chu trình: khoan một đoạn rồi rút mũi khoan ra khỏi lỗ để
thoát phoi và cấp dung dịch trơn nguội rồi mới khoan tiếp.
Khi khoan lỗ chỉ có một nửa (hình 5.15) có thể thực hiện bằng cách ghép hai chi tiết lại với nhau để khoan.
Hình 5.15. Khoan lỗ một nửa bằng cách ghép hai chi tiết.
Hình 5.16. Khoan lỗ trên mặt cong dạng trụ.
Khi khoan lỗ trên mặt cong của chi tiết dạng trụ (hình 5.16), trước hết phải gia công sơ bộ tạo mặt phẳng (bằng dao phay ngón), sau đó mới khoan, mục đích để cho hai lưỡi cắt của mũi khoan cắt đều, tránh cho mũi khoan bị đẩy nghiêng.
5.5 CÁC SAI HỎNG THƯỜNG GẶP
TT Sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 - Gãy mũi khoan - Lắp mũi khoan không
chặt
- Gá kẹp chi tiết không chặt
- Thay mũi khoan
mới
- Kẹp lại chi tiết 2 - Khoan lệch - Gá kẹp chi tiết không
chặt - Khoan không đúng kỹ thuật - Kẹp lại chi tiết - Xem lại kỹ thuật khoan
3 - Cháy mũi khoan - Vận tốc cắt lớn - Không có dung dịch làm mát - Giảm vận tốc cắt - Tưới dung dịch làm mát Câu hỏi:
Câu 1: Kể tên các loại máy khoan mà em đã gặp. Câu 2: Em hãy nêu cấu tạo của mũi khoan.
Câu 3: Thực hiện khoan lỗ chi tiết bằng kim loại có bề dày 2cm với
đường kính lỗ là Φ 16mm.