- Đại từ thường dùng để xưng hô (tôi, chúng tôi, chúng ta...); để hỏi (ai, gì, bao nhiêu, mấy, thế nào...);
- Đại từ chỉ ngôi là những đại từ để chỉ ngôi: + Ngôi 1
Số ít: tôi/tao/tớ/ta
Số nhiều: chúng tôi/chúng tao, bọn tao/bọn tớ + Ngôi 2
Số ít: mày/mi/ngươi/bạn
Số nhiều: các bạn/chúng mày/tụi mi/tụi bay + Ngôi 3
Số ít: nó/hắn/y/cô ấy/anh ấy Số nhiều: chúng nó/bọn hắn/ họ
B. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Chỉ ra các ẩn dụ và nêu ý nghĩa ẩn dụ trong các câu ca dao, câu thơ sau:
a. Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
b. “Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. ”
Hướng dẫn làm bài
a. Cây đa bến cũ- những kỷ niệm đẹp
Con đò khác đưa- cô gái đã đi lấy người con trai khác làm chồng- đã thay đổi, xa nhau…
(Tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh ẩn dụ đẹp,quen thuộc, gợi nhớ diễn đạt được một lời oán trách kín đáo).
b. Giọt (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cuộc sống.
hứng (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành quả cách mạng
Bài tập 2
Xác định phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các câu dưới đây. Rút ra bài học được gửi gắm qua các hình ảnh ẩn dụ đó
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Hướng dẫn làm bài
a, ăn quả nhớ kẻ trồng cây
ăn quả: tương đồng cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động Kẻ trồng cây: Tương đồng phẩm chất với người lao động
→ Bài học: khuyên chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải nhơ đến công lao người lao động đã vất vả tạo ra thành quả
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Mực đen có nét tương đồng về phẩm chất với cái xấu
- Đèn sáng có nét tương đồng về phẩm chất vơi cái tốt cái hay.
→ Bài học: Khuyên chúng ta nên biết lựa chọn môi trường sống, lựa chọn bạn bè để có thể học hỏi được những điều tốt, tránh xa điều xấu.
Bài tập 3:
Trong bài thơ “Thương vợ” nhà thơ Tú Xương có viết:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông…”
Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của phép ẩn dụ trong hai câu thơ trên.
Hướng dẫn làm bài
Trong câu thơ nhà thơ Tú Xương đã sử dụng phép ẩn dụ “thân cò” để nói về người vợ của mình - bà Tú. Mượn hình ảnh “con cò, cái cò” trong ca dao, nhà thơ đã cải hoá thành “thân cò nói lên rất hay cuộc đời vất vả, đức tính chịu thương chịu khó của bà Tú với tất cả lòng khâm phục, biết ơn, đồng thời làm cho ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc ca dao, dân ca.
Bài tập 4:
- Nói ngọt lọt đến xương. - Nói nặng quá…
Đây là ẩn dụ thuộc kiểu nào? Hãy tìm thêm một số ví dụ tương tự.
Hướng dẫn làm bài
Đây là những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – lấy những từ chỉ cảm giác của giác quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác.
“ngọt” : vị giác -> thính giác.
VD: - Giọng chua, giọng ấm, giọng nhạt… - nói nhẹ, nói sắc, nói đau…
- màu mát, màu nóng, màu lạnh, màu ấm… - thấy lạnh,…
Bài tập 5:
Thay thế các từ ngữ in đậm bằng những ẩn dụ thích hợp:
a. Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng lẫy có trên khắp các sườn đồi.
b. Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng.
Hướng dẫn làm bài
a. Từ “với” = “nhuộm màu nắng vàng” Từ “ có” = “nằm trải dài ”
b. Từ “có”= sáng lên ,ánh lên . loé lên…
Bài tập 6:
Viết đoạn văn ngắn (8-10 câu) miêu tả giờ ra chơi ở trường em. Trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ ẩn dụ, gạch chân dưới câu văn có sử dụng phép ẩn dụ.
Hướng dẫn làm bài
HS có nhiều suy nghĩ, cách làm bài khác nhau. Cần dảm bảo đoạn văn đủ số lượng câu, cso sử dụng BPTT ẩn dụ.
Đoạn văn tham khảo:
" Tùng tùng tùng. . . " Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Những cô cậu học trò ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Nhóm các bạn nữ tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một nhóm học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng em thấy tinh thần sáng khoái để học tập tốt hơn.
- Phép ẩn dụ: " ướt đẫm ánh nắng" ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Viết đoạn văn về chủ đề tự chọn có sử dụng dấu ngoặc kép và đại từ nhân xưng.
GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập. Gọi HS đọc bài.
3. Củng cố:
GV chốt lại kiến thức cần nắm trong buổi học.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài
- Hoàn thiện các bài tập
- Chuẩn bị nội dung buổi học sau: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
...
BUỔI 6 : Ngày soạn: / /2021 Ngày dạy: / /2021
ÔN TẬP:
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ