LUYỆN TẬP: Bài tập

Một phần của tài liệu GIÁO án dạy THÊM NGỮ văn 6 kết nối TRI THỨC HKI (Trang 142 - 147)

Bài tập 1

Chỉ ra các ẩn dụ và nêu ý nghĩa ẩn dụ trong các câu ca dao, câu thơ sau:

a. Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa.

b. “Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. ”

Hướng dẫn làm bài

a. Cây đa bến cũ- những kỷ niệm đẹp

Con đò khác đưa- cô gái đã đi lấy người con trai khác làm chồng- đã thay đổi, xa nhau

(Tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh ẩn dụ đẹp,quen thuộc, gợi nhớ diễn đạt được một lời oán trách kín đáo).

b. Giọt (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cuộc sống.

hứng (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành quả cách mạng.

Bài tập 2: Xác định phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các câu dưới đây. Rút ra bài học được gửi gắm qua các hình ảnh ẩn dụ đó.

a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Hướng dẫn làm bài

a, ăn quả nhớ kẻ trồng cây

ăn quả: tương đồng cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động Kẻ trồng cây: Tương đồng phẩm chất với người lao động

→ Bài học: khuyên chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải nhơ đến công lao người lao động đã vất vả tạo ra thành quả

b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

- Mực đen có nét tương đồng về phẩm chất với cái xấu

- Đèn sáng có nét tương đồng về phẩm chất vơi cái tốt cái hay.

→ Bài học: Khuyên chúng ta nên biết lựa chọn môi trường sống, lựa chọn bạn bè để có thể học hỏi được những điều tốt, tránh xa điều xấu.

Bài tập 3: Chỉ ra và cho biết tác dụng của phép so sánh trong câu ca dao sau:

a. “ Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

b. Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

- Học sinh trả lời, nhận xét, tranh luận, phản biện

Hướng dẫn làm bài

a. Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

- Kiểu so sánh: so sánh ngang bằng

-> Tác dụng: những nỗi nhớ và thương là những khái niệm trừu tượng đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh rất quen thuộc trong câu ca dao đó chính là nuộc lạt (nuộc: nút,

mối) trên mái nhà. Phép so sánh “ bao nhiêu – bấy nhiêu” để thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng, tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý của con cháu với ông bà tổ tiên mình. Câu ca dao khuyên chúng ta phải luôn biết ơn những người đi trước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”.

b. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

- Kiểu so sánh: so sánh ngang bằng -> Tác dụng:

Khung cảnh thiên nhiên trên đường vô xứ Nghệ đẹp như tranh họa đồ - vẻ đẹp hòa quyện, gắn bó giữa non và nước tạo nên một cảnh đẹp êm dịu, tươi xanh, hài hòa. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ: “tranh hoạ đồ” – trong cái nhìn thẩm mĩ của người Việt xưa, cái đẹp thường được ví với tranh (đẹp như tranh).

- Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế. khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Nghệ.

Bài tập 4: Sưu tầm những bài ca dao, câu tục ngữ, thành ngữ có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh:

- Hình thức tổ chức: Gv tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi TIẾP SỨC

- Luật chơi: Mỗi tổ là một đội chơi, các đội chơi lần lượt viết các câu ca dao hoạc tục ngữ có sử dụng phép so sánh; mỗi bàn viết một câu rồi chuyển xuống bàn dưới lần lượt cho đến hết, nếu còn thời gian lại tiếp tục chuyển lên bàn trên. Sau 4 phút, đội nào nhanh hơn, viết đượcc nhiều câu có biện pháp tu từ so sánh thì đội đó giành chiến thắng.

- HS chơi

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc

Đáp án tham khảo

- Anh em cùng một mẹ cha

Cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành - Trên trời mây trắng như bông

Ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây - Qua đình ngả nón trông đình

- Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày - Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng - Tình anh như nước dâng cao

Tình em như tấm lụa đào tẩm hương - Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu - Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân - Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã

- Rành rành như canh nấu hẹ - Lầm rầm như thầy bói nhầm quẻ

- Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân - Thân em như tấm lụa đào

phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai - Anh em như thể tay chân

Lá lành đùm bọc, dở hay đỡ đần - Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu - Đường vô xứ nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ - Em như trái ớt chín cây

- Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen . . .

3. Củng cố:

GV chốt lại kiến thức cần nắm trong buổi học.

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài

- Hoàn thiện các bài tập

- Chuẩn bị nội dung buổi học sau: Hang én, Cửu Long Giang ta ơi!

BUỔI 14: Ngày soạn: / /2021 Ngày dạy: / /2021

VĂN BẢN 2: HANG ÉN (Hà My)

VĂN BẢN 3: CỬU LONG GIANG TA ƠI (Trích, Nguyên Hồng)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆTCÁC DẤU CÂU CÁC DẤU CÂU

BIỆN PHÁP TU TỪ: SO SÁNH, NHÂN HÓAI. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của bài kí Hang Én, Cửu Long Giang ta ơi;

- HS thấy được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của nhà thơ thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể là nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh,...

- HS nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn;

- HS nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

a. Năng lực chung

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hang Én, Cửu Long Giang ta ơi;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hang Én Cửu Long Giang ta ơi;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.

- HS nhận biết được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vẻ đẹp đó khiến con người vừa ngỡ ngàng vừa thán phục, nó đánh thức bản tính tự nhiên, khát vọng hòa đồng với tự nhiên của con người.

- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, cách tạo dựng không gian nghệ thuật, việc sử dụng các chi tiết miêu tả,...

- Năng lực nhận diện và phân tích tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn;

- Năng lực nhận diện và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

3. Phẩm chất:

Một phần của tài liệu GIÁO án dạy THÊM NGỮ văn 6 kết nối TRI THỨC HKI (Trang 142 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w