Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Động từ "thương" đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn tình yêu thương của con người đối với con người.
2
1. Giới thiệu chung
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn 7 câu thơ đầu.
2. Phân tích
- Cảm nhận về xuất thân của những người lính: Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”
- Cảm nhận về sự tương đồng trong nhiệm vụ và lí tưởng sống của người lính: Mỗi người một quê hương khác nhau và họ là những người xa lạ với nhau nhưng họ đều tập trung tại đây, đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
- Hoàn cảnh gian khổ khó khăn đã gắn kết tình cảm người lính: Hoàn cảnh chiến đấu nơi quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương chỉ có tấm chăn mỏng để đắp chung, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau
- Sự thiêng liêng, cao cả trong tình đồng chí: Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn
3 Tổng kết
Qua bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH BÌNH THUẬN NĂM HỌC: 2020-2021 TỈNH BÌNH THUẬN NĂM HỌC: 2020-2021
ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4: Trích 1: “Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng sao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối.
Trích 2: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh
không ghìm nỗi xúc động.”
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.195, NXB Giáo dục)
Câu 3. (0,5 điểm) Tìm hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 4. (1,0 điểm) Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết gì? Từ ngữ nào dùng để liên
kết?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) “Thời gian là vàng”
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) về nêu suy ngẫm của bản thân về câu ngạn ngữ trên
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.156, NXB Giáo dục)
*******Hết*******
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH BÌNH THUẬN NĂM HỌC: 2020-2021 TỈNH BÌNH THUẬN NĂM HỌC: 2020-2021
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm có: 03 trang)PHẦ PHẦ
N
Câu Nội dung
I
Trích 1
1 - Đoạn thơ trích trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
2
- Biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng:
+ Biển rất giàu đẹp: cho con người cá, cung cấp nguồn hải sản vô cùng phong phú.
+ Biển cả đối với ngư dân cũng rất ý nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ chờ che nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân thương.
Trích 2: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”
3 - Hai từ láy được sử dụng: ngơ ngác, lạ lùng
4 - Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép thế: "con bé" = "nó"