CÔNG DỤNG, CẤU TẠO, CÁC CỰC CỦA TÊ RA Ω

Một phần của tài liệu Giáo trình đo lường điện và không điện (nghề điện dân dụng) (Trang 68 - 73)

- Lưu ý: Chỉ được tiếp cận với MΩ và thiết bị đo khi đã phóng hết điện áp dư

1. CÔNG DỤNG, CẤU TẠO, CÁC CỰC CỦA TÊ RA Ω

1.1 Công dụng là thiết bị dùng để đo điện trở tiếp đất của hệ thống nối đất bảo vệ hoặc

nối đất làm việc.

1.2 Cấu tạo

Máy đo điện trở đất Kyoritsu 4105A bao gồm các bộ phận sau:

1. Màn hình LCD.

2. Hiển thị pin (yếu tố pin).

3. Đèn LED (Green) báo hiệu đang đo tiến độ.

4. Nhấn nút kiểm tra (TEST nút).

5. Công tắc (xoay) chọn thang đo phạm vi.

6. Đầu vào / ra cho dây đo.

7. Dây thí nghiệm / kiểm tra. 8. Cọc tiếp đất. 9. Simple gauge. 10. Chốt an toàn (cá đầu hình). 11. Đầu đo. 3.2 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN a. Sử dụng

Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN

Trước khi tiến hành đo cần kiểm tra điện áp PIN của thiết bị đo. Cách thực hiện như sau:

- Xoay công tắc tới vị trí “BATT. CHECK”.

- Ấn và giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.

Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng “BATT.

GOOD”, nếu không cần thay PIN mới để tiếp tục làm việc.

Bước 2: Đấu nối các dây nối

- Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5~10m, cọc 2 cách cọc 1 từ

5~10m.

- Dây màu xanh (Green) dài 5m kẹp vào điểm đo.

- Dây màu vàng (Yellow) dài 10m, dây màu đỏ (red) dài 20m kẹp vào cọc 1 và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.

Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra

- Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” và ấn nút “PRESS TO TEST” để

kiểm tra điện áp đất.

- Để kết quả đo được chính xác thì điện áp đất không được lớn hơn 10V.

Bước 4: Kiểm tra điện trở đất

- Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.

- Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sáng trên màn hình hiển

thị “…”, khi đó ta cần kiểm tra lại các đầu đấu nối.

- Nếu điện trở nhỏ, kim đồng hồ sẽ gần như không nhích khỏi vạch "0" thì ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.

Bước 5: Đánh giá kết quả đo và vệ sinh công nghiệp. b. Bảo quản

- Tê ra Ω được bảo quản trong túi đựng chuyên dùng, đặt ở nơi thoáng mát,

tránh ánh nắng trực tiếp.

- Không để các vật nặng lên phía trên của đồng hồ.

BÀI 9:SỬ DỤNG DAO ĐỘNG KÝ (OSCILLOSCOPE).

Máy hiện sóng điện tử hay còn gọi là dao động ký điện tử (electronico

scilloscope) là một dụng cụ hiển thị dạng sóng rất thông dụng. Nó chủ yếu được sử

dụng để vẽ dạng của tín hiệu điện thay đổi theo thời gian. Bằng cách sử dụng máy hiện sóng ta xác định được:

Hình 9.1: Hình ảnh máy hiện sóng điện tử

Hình 9.2: Máy hiện sóng Oscilloscope và đầu dây đo

+ Giá trị điện áp và thời gian tương ứng tín hiệu

+ Tần số dao động của tín hiệu

+ Góc lệch pha giữa hai tín hiệu

+ Dạng sóng tại mỗi điểm khác nhau trên mạch điện tử

+ Thành phần của tín hiệu gồm th́ành phần một chiều và xoay chiều như thế

nào.

+ Trong tín hiệu có bao nhiêu th́ành phần nhiễu và nhiễu đó có thay đổi theo

thời gian hay không

Một máy hiện sóng giống như môt máy thu hình nhỏ nhưng có màn hình được

kẻ ô và có nhiều phần điều khiển hơn TV. Dưới đây là panel của một máy hiện sóng

thông dụng với phần hiển thị sóng; phần điều khiển theo trục X, trục Y, đồng bộ và

Hình 9.3: Đầu dây đo của máy hiện sòng Oscilloscope

Màn hình của máy hiện sóng được chia ô, 10 ô theo chiều ngang và 8 ô theo

chiều đứng. ở chế độ hiển thị thông thường, máy hiện sóng hiện dạng sóng biến đổi

theo thời gian: trục đứng Y là trục điện áp, trục ngang X là trục thời gian.

Hình 9.4: Biểu diễn các trục trên màn hình máy hiện sóng Oscilloscope

Độ chói hay độ sáng của màn hình đôi khi còn gọi độ chói trục Z. Máy hiện

sóng có thể được dùng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau chứ khôngđơn thuần trong lĩnh

vực điện tử. Với một bộ chuyển đổi hợp lý ta có thể đo được thông số của hầu hết tất

cả các hiện tượng vật lý. Bộ chuyển đổi ở đây có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu điện tương ứng với đại lượng cần đo, ví dụ như các bộ cảm biến âm thanh, ánh sáng, độ căng, độ

rung, áp suất hay nhiệt độ …

Các thiết bị điện tử thường được chia thành 2 nhóm cơ bản là thiết bị tương tự

và thiết bị số, máy hiện sóng cũng vậy. Máy hiện sóng tương tự (Analog

oscilloscope)sẽ chuyển trực tiếp tín hiệu điện cần đo thành dòng electron bắn lên màn

hình. Điện áp làm lệch chùm electron một cách tỉ lệ và tạo ra tức thời dạng sóng tương

ứng trên hình. Trong khi đó, máy hiện sóng số (Digital osciloscope) sẽ lấy mẫu dạng sóng, đưa qua bộ chuyển đổi tương tự/số (ADC). Sau đó nó sử dụng các thông tin dưới

dạng số để tái tạo lại dạng sóng trên màn hình. Tùy vào ứng dụng mà người ta sử dụng

máy hiện sóng loại nào cho phù hợp.

Thông thường, nếu cần hiển thị dạng tín hiện dưới dạng thời gian thực (khi

chúng xảy ra) thì sử dụng máy hiện sóng tương tự. Khi cần lưu giữ thông tin cũng như

hình ảnh để có thể xử lý sau hay in ra dạng sóng thì người ta sử dụng máy hiện sóng số

có khả năng kết nôí với máy tính với các bộ vi xử lý. Phần tiếp theo của tài liệu chúng

ta sẽ nói tới máy hiện sóng tương tự, loại dùng phổ biến trong kỹ thuật đo lường điện

tử.

Một phần của tài liệu Giáo trình đo lường điện và không điện (nghề điện dân dụng) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)