b. Quan sát và đo bằng phương tiện quang học
3.4. Cặp nhiệt ngẫu
3.4.1. Hiệu ứng nhiệt điện.
Phương pháp đo nhiệt độ bằng cảm biến nhiệt ngẫu dựa trên cơ sở hiệu ứng nhiệt điện. Người ta nhận thấy rằng khi hai dây dẫn chế tạo từ vật liệu có bản chất hoá học khác nhau được nối với nhau bằng mối hàn thành một mạch kín và nhiệt độ hai mối hàn
là t và t0khác nhau thì trong mạch xuất hiện một dòng điện. Sức điện động xuất hiện do hiệu ứng nhiệt điện gọi là sức điện động nhiệt điện. Nếu một đầu của cặp nhiệt ngẫu hàn nối với nhau, còn đầu thứ haiđể hở thì giữa hai cực xuất hiện một hiệu điện thế. Hiện tượng trên có thể giải thích như sau:
Trong kim loại luôn luôn tồn tại một nồng độ điện tử tự do nhất định phụ thuộc bản chất kim loại và nhiệt độ. Thông thường khi nhiệt độ tăng, nồng độ điện tử tăng.
Giả sử ở nhiệt độ t0nồng độ điện tử trong A là NA(t0), trong B là NB(t0) và ở nhiệt độ t nồng độ điện tử trong A là NA(t), trong B là NB(t), nếu NA(t0) > NB(t0) thì nói chung NA(t) > NB(t).
Xét đầu làm việc (nhiệt độ t), do NA(t) > NB(t) nên có sự khuếch tán điện tử từ A→ B và ở chổ tiếp xúc xuất hiện một hiệu điện thế eAB(t) có tác dụng cản trở sự khuếch tán. Khi đạt cân bằng eAB(t) sẽ không đổi.
Tương tự tại mặt tiếp xúc ở đầu tự do (nhiệt độ t0) cũng xuất hiện một hiệu điện thế eAB(t0).
Giữa hai đầucủa một dây dẫn cũng có chênh lệch nồng độ điện tử tự do, do đó cũng có sự khuếch tán điện tử và hình thành hiệu điện thế tương ứng trong A là eA(t,t0)
61 và trong B là eB(t,t0).
Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý cặp nhiệt ngẫu
Sức điện động tổng sinh ra do hiệu ứng nhiệt điện xác định bởi công thức sau:
EABeAB t eBA t0 e t ,tA 0 e t,tB 0 (3.22) Vì eA(t0,t) và eB(t,t0) nhỏ và ngược chiều nhau có thể bỏ qua, nên ta có:
EAB eAB t eBA t0 (3.23)
Nếu nhiệt độ hai mối hàn bằng nhau, chẳng hạn bằng t0 khi đó sức điện động tổng:
EAB eAB t eBA t0 0 (3.24) Hay: eBA t0 eAB t0 (3.25)
Như vậy: EAB eAB t eAB t0 (3.26)
Phương trình (3.20) gọi là phương trình cơ bản của cặp nhiệt ngẫu. Từ phương trình(3.20) nhận thấy nếu giữ nhiệt độ t0 = const thì:
EAB eAB t C f t (3.27)
Chọn nhiệt độ ở một mối hàn t0= const biết trước làm nhiệt độ so sánh và đo sức điện động sinh ra trong mạch ta có thể xác định được nhiệt độ t ở mối hàn thứ hai.
Sức điện động của cặp nhiệt không thay đổi nếu chúng ta nối thêm vào mạch một dây dẫn thứ ba (hình 3.9) nếu nhiệt độ hai đầu nối của dây thứ ba giống nhau.
Thật vậy: - Trong trường hợp a: ABC 0 AB BC 0 CA 0 E t, t e t e t e t (3.28) Vì: eAB t0 eBC t0 eCA t0 0 Nên: EABC t, t0 eAB t eAB t0 (3.29) - Trường hợp b: EABCt, t , t1 0eAB t eAB t0 eBA t1 eCB t1 (3.30)
62 Vì: eBC t1 eCB t1
Nên: EABC t,t0 eAB t eAB t0 (3.31)
Hình 3.9. Sơ đồ nối cặp nhiệt với dây dẫn thứ ba
Nếu nhiệt độ hai đầu nối khác nhau sẽ làm xuất hiện sức điện động ký sinh.