Nhiệm vụ của MUX là dồn kênh, biến tns hiệu song song từ các cảm biến thành nối tiếp để đưa vào A/D và μP. Để đảm bảo độ tác động nhanh, người ta phải sử dụng các khóa điện tử, tức là thực hiện việc đổi nối không tiếp xúc. Đổi nối này có ưu điểm là độ tác động nhanh cao ( tần số đổi nối có thể đạt hàng chục MHz). Tuy nhiên chúng có nhược điểm là khi đóng mạch điện trở thuận khác 0 ( có thể đến hàng trăm Ω) còn khi hở mạch điện trở ngược khác ∞ ( cỡ vài trăm KΩ). Vì vậy các bộ dồn kênh thường được bố trí sau CĐCH, ở đó tín hiệu đã được chuẩn hóa. Bộ đổi nối có hai chế độ làm việc:
- Chế độ chu trình: tín hiệu các cảm biế sẽ lần lượt đưa vào A/D theo một chu trình. Tần số lặp lại của tín hiệu sẽ được lựa chọn tùy thuộc sai số của phép đo cho trước.
- Chế độ địa chỉ: bộ đổi nối làm việc theo một chương trình đã định sẵn.
Do sai số của bộ dồn kênh tăng nên đối với các cảm biến thông minh người ta thường hạn chế số kênh sử dụng.
Trên hình 5.5 là sơ đồ nguyên lý của một bộ đổi nối điện tử MUX 8 bit loại CD
4051. Các bit điều khiển từ μP được đưa đến bộ biến dổi mức logic để điều khiển thanh ghi cho ra xung đóng mở tám khóa K0, K1, …. K7 đưa tín hiệu từ tám kênh đầu vào dồn đến một đầu ra để đưa bộ đến bộ chuyển đổi A/D.
93
Ngày nay các loại MUX được sản xuất dưới dạng mạch IC rất tiện cho việc sử dụng vào thiết bị đo. Tuy nhiên như thế thường số lượng kênh vào là cố định, không thay đổi được theo yêu cầu thực tế.