TLminđc = TLmin x (1 + Kđc)

Một phần của tài liệu Báo cáo về tình hình kinh doanh Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng pdf (Trang 27 - 30)

- Trình độ trung sơ cấp 35 4

TLminđc = TLmin x (1 + Kđc)

Trong đó: +TLminđc: mức lương tối thiểu được điều chỉnh tối đa của N/máy.

+TLmin là mức lương tối thiểu do chính phủ quy định, cũng là giới hạn dưới của khung lương tối thiểu: TLmin = 290.000 đồng.

+ Kđc là hệ số điều chỉnh của doanh nghiệp và được xác định như sau: Kđc = K1 + K2

K1 hệ số điều chỉnh theo vùng, với nhà máy K1 = 0,2 K2 hệ số điều chỉnh theo ngành với nhà máy K2 = 1,2 Mức lương tối thiểu của nhà máy chọn:

TLminđc = 290.000 x (1 + 1,4) = 696.000 đồng

* Hệ số cấp bậc công việc bình quân Hcb:

Theo Nghị định 26/CP ngày 23/05/1993 của Hội đồng chính phủ quy định tại thang lương A1 – N3.

Hệ số cấp bậc công việc bình quân của công nhân chính Hcbcn = 2,49 H/số cấp bậc công việc bình quân của công nhân phục vụ Hcbpv = 2,04 Hệ số cấp bậc công việc bình quân của LĐ quản lý Hcbql = 2,74

Nguyên tắc xây dựng đơn giá tiền lương của Nhà máy theo Nghị định 28/CP ngày 28/03/1997 và Nghị định 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 sửa đổi bổ sung Nghị định 28/CP. Tổng doanh thu kế hoạch của Nhà máy bao gồm tổng doanh thu kế hoạch của từng mặt hàng và của các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc vào Nhà máy, bao gồm:

+ Sản xuất chính:

- Sửa chữa tàu tại Nhà máy

- Sửa chữa tàu tại Chi nhánh Vũng Tàu - Đóng mới và gia công thép

- Phá dỡ tàu cũ + Kinh doanh tổng hợp khác:

- Tại Nhà máy

- Tại chi nhánh Hải Phòng - Tại chi nhánh Vũng Tàu.

Dựa vào quỹ tiền lương năm kế hoạch, đơn giá tiền lương, được xác định theo công thức sau:

Σ V kh

Σ Tkh

Trong đó:

- Đg : là đơn giá tiền lương (Đồng/1000 đồng doanh thu) - Vkh : Quỹ lương kế hoạch của Nhà máy

- Tkh : Tổng doanh thu kế hoạch của Nhà máy. 2.2.7 Các hình thức trả lương ở Nhà máy.

Hiện nay Nhà máy trả lương theo hình thức trả lương theo nhóm, thực hiện theo quy chế trả lương của Nhà máy, theo quy trình sau:

* Quỹ tiền lương hàng tháng: được xác định theo kết quả SXKD (Doanh thu thực hiện) và định mức chi phí lương đước cấp trên duyệt.

Qv = Mv x DTth Trong đó:

- Qv: Quỹ tiền lương thực hiện của Nhà máy (trên 1000 đồng DT) - Mv: Chi phí lương theo định mức được duyệt.

- DTth: Doanh thu thực hiện của Nhà máy (trong kỳ)

* Quỹ tiền lương được chia làm 3 khối:

Qv = Qv1 + Qv2 + Qv3 Trong đó:

- Qv1: Quỹ lương của khối trực tiếp sản xuất - Qv2: Quỹ lương của khối phục vụ sản xuất. - Qv3: Quỹ lương của khối quản lý.

* Quỹ lương khối trực tiếp (Qv1) được xác định theo “Phiếu giao việc” hoặc “Phiếu tạm ứng lương” của từng sản phẩm (con tàu) tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện trong tháng.

* Quỹ lương khối phục vụ (Qv2) được xác định theo ngày công làm việc thực tế và mức lương khoán của từng cá nhân do Nhà máy duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà máy quy định có 7 mức lương khoán từ 1 -:- 7 với các đơn giá khác nhau (Ví dụ mức 1 là 17.198 đồng/công, mức 7 là 41.780 đồng/công)

Mỗi cá nhân được xếp hưởng một mức lương khoán cụ thể theo khả năng và tính chất công việc được giao.

Mức đơn giá khoán được điều chỉnh theo kết quả SXKD thực hiện của Nhà máy. Ví dụ:

Doanh thu thực hiện tháng đạt từ 3 -:- 3,5 tỷ tăng thêm 15% Doanh thu thực hiện tháng đạt từ 3,5 -:- 4 tỷ tăng 30%

* Quỹ lương của khối quản lý (Qv3) được xác định theo ngày công làm việc thực tế và mức lương khoán của từng cá nhân do Nhà máy duyệt tương tư như khối phục vụ sản xuất nhưng có bổ sung:

- Phần cứng: Được tính theo hệ số lương cơ bản của cá nhân được hưởng theo thang lương của Nghị định 26/CP của Chính phủ.

- Phần mềm (tiền lương năng suất của ngày được hưởng lương khoán) có 12 bậc từ 1 -:- 12 và quy định cho 6 mức doanh thu thực hiện hàng tháng. Trong tháng doanh thu thực hiện đạt ở mức nào thì lương phần mềm được tính theo mức đó. 2.2.8 Căn cứ để trả lương cho từng cá nhân.

- Theo “Bảng chấm công” cụ thể theo mẫu của Nhà máy. - Có 14 loại công với từng đơn giá tiền lương khác nhau.

- Công khoán K của khối trực tiếp được chia theo “Phiếu giao việc” hoặc “Phiếu tạm ứng lương theo từng sản phẩm.

- Công khoán khối lượng KL và công hội họp ở Nhà máy Hp tính theo đơn giá khoán của khối phục vụ và quản lý.

- Công hưởng lương thời gian: Công nhật, nghỉ lễ, nghỉ phép. - Công nghỉ bù.

- Công nghỉ hưởng lương BHXH: Ốm, thai sản. . . - Công thêm giờ.

II.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

II.3.1 Tình hình vật tư:

Chi phí NVL thực tế ding cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định trên cơ sở tổng hợp từ các phiếu xuất kho vật tư ghi rõ xuất cho sản phẩm (tàu nào). Tuỳ theo từng loại vật tư khác nhau mà chi phí vật tư của từng sản phẩm bao gồm cả vật tư hao hụt trong sản xuất. Cách xác định giá chọn theo phương pháp giá hạch toán, do vật phải điều chỉnh giá thành thực tế bình quân theo hệ số được tính như sau:

Một phần của tài liệu Báo cáo về tình hình kinh doanh Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng pdf (Trang 27 - 30)