2. Máy điện không đồng bộ
2.1. Khái niệm và phân loạ
2.1.1. Khái niệm chung
Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ có tốc độ quay của roto (tốc độ máy) nhỏ hơn tốc độ đồng bộ (tốc độ từ trường) .
Máy điện không đồng bộ có 2 dây quấn, dây quấn Stato (sơ cấp) nối với lưới điện tần số không đổi f1; dây quấn roto (thứ cấp) được nối ngắn mạch hoặc khép kín trên điện trở. Dòng điện trên dây quấn roto được sinh ra nhờ sức điện động cảm ứng có tần số f2phụ thuộc vào tốc độ và kết cấu của roto, nghĩa là phụ thuộc vào tải trên trục của máy.
Động cơ điện KĐB có công suất lớn trên 600W thường là loại 3 pha có 3 dây quấn làm việc, trục các dây quấn lệch nhau trong không gian một góc 120o điện. Các động cơ công suất nhỏ dưới 600W thường là động cơ 1 pha, có 1 dây quấn làm việc.
Máy điện không đồng bộ có tính thuận nghịch, có thể làm việc ở chế độ động cơ điện và máy phát điện nhưng chủ yếu dùng làm động cơ điện.
- Động cơ điện: dùng trong công nghiệp để làm nguồn động lực cho các máy cán thép, máy công cụ. Trong hầm mỏ dùng làm máy tời, quạt gió. Trong nông nghiệp dùng làm máy bơm, máy gia công nông phẩm (máy sát gạo, máy băm rau…). Trong đời sống sinh hoạt dùng làm quạt gió, máy quay đĩa, động cơ trong tủ lạnh, máy giặt…
- Máy phát điện không đồng bộ ít được sử dụng, chỉ dùng trong vài trường hợp như trong quá trình điện khí hóa nông thôn cần nguồn điện phụ hay tạm thời
p f n n 60 1 2
27 2.1.2. Phân loại
- Phân loại theo kết cấu của vỏ máy: kiểu hở, kiểu bảo vệ, kiểu kín và kiểu phòng nổ
- Phân loại theo kết cấu của roto: kiểu dây quấn và kiểu lồng sóc - Phân loại theo số pha: 1 pha, 3 pha;