Nguyên lý làm việc của máy phát điện một chiều

Một phần của tài liệu Giáo trình máy điện (trung cấp) trường cđ điện lực miền bắc (Trang 48 - 49)

1. Máy phát điện một chiều

1.2. Nguyên lý làm việc của máy phát điện một chiều

- Cho dòng điện một chiều vào dây quấn kích từ, trong máy sẽ có từ trường, đường sức từ của từ trường phần cảm được khép kín qua mạch từ phần ứng và thân máy;

- Dùng động cơ sơ cấp kéo phần ứng quay với tốc độ n, chiều như hình vẽ; - Các dây dẫn phần ứng sẽ cắt các đường sức

của từ trường phần cảm sinh ra các sức điện động cảm ứng, chiều được xác định bằng quy tắc bàn tay phải;

- Dưới tác dụng của vành đổi chiều và các chổi than, sức điện động giữa các chổi than không đổi và bằng tổng sức điện động sinh ra trong các bối dây nằm trong một mạch nhánh song song của phần ứng;

- Nếu mạch ngoài được nối với phụ tải R thì sẽ có dòng điện một chiều qua

phụ tải: E IR IR U IR E U R R E I I u u u u u          

Trong đó: U là điện áp hai đầu cực của máy

IưRư là điện áp giáng trên điện trở dây quấn phần ứng

- Tác dụng tương ứng giữa dòng điện phần ứng với từ trường phần cảm tạo nên lực điện từ, chiều được xác định theo quy tắc bàn tay trái. Lực này tao ra một mômen ngược chiều với mômen quay được gọi là mômen cản.

- Nếu muốn phần ứng tiếp tục quay với tốc độ không đổi ta phải cung cấp cho máy một công suất cơ (Pcơ) nhờ một động cơ sơ cấp kéo phần ứng, đảm bảo Mômen quay cân bằng với mômen cản.

R Hình 2 - 2 F F n N S

49 - Như vậy máy phát đã biến đổi công suất của động cơ sơ cấp thành công suất điện cung cấp cho phụ tải.

Một phần của tài liệu Giáo trình máy điện (trung cấp) trường cđ điện lực miền bắc (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)