Mê gôm mét là đồng hồ dùng để đo điện trở cách điện của các thiết bị điện hạ áp và cao áp. Thường được chế tạo theo cấp điện áp 500V; 1000V; 2500V…
Khi đo điện trở cách điện thiết bị điện hạ áp người ta dùng Mê gôm mét có điện
áp 500V, thường có 2 cực đấu dây (cực đường dây - L; cực nối đất – E); Khi đo điện
trở cách điện thiết bị điện cao áp người ta dùng Mê gôm mét có điện áp ≥1000V, thường có 3 cực đấu dây (cực đường dây - L; cực nối đất – E; cực bảo vệ màn - G).
1.2 CẤU TẠO CHUNG
Gồm có nguồn cao áp cung cấp từ máy phát điện quay tay (hoặc từ bộ kích điện áp), điện áp có thể có trị số 500V hoặc 1000V và chỉ thị là 1 lôgômmét từ điện.
Chỉ thị lôgômmét (hình 6.13) gồm hai khung dây, một khung tạo mômen quay
và một khung dây tạo mômen phản kháng. Góc quay α của cơ cấu đo tỷ lệ với tỷ số
của hai dòng điện chạy qua hai khung dây trong đó dòng điện I1đi qua khung dây W1,
điện trở R1, I2đi qua khung dây W2, điện trở R2, RX, R3.
Ta có : I1 = (6-1)
I2 = (6-2)
r1, r2điện trở của khung dây
Hình 6-12: Mê gôm mét đo điện trở cách điện
Dưới tác động của lực điện từ giữa từ trường và dòng điện qua các khung sẽ tạo
ra mômen quay M1 và mômen cản M2. Ở tại thời điểm cân bằng M1=M2
Ta có: α =F( )= F ( ) (6-3)
Các giá trị R1, R2, R3 và r1, r2 là hằng số nên góc quay α tỷ lệ với Rx và không
phụ thuộc vào điện áp cung cấp. Hình 6.14 là sơ đồ của Mêgômmét thông thường.
Ký hiệu:
1.3 Các cực của MΩ
- Cực đường dây (L): được nối vào phần mang điện của thiết bị.
- Cực nối đất (E): được nối vào vỏ của thiết bị
- Cực bảo vệ màn K (G): được dùng khi đo cách điện của các thiết bị điện cao
áp.