Khái niệm máy thu thanh

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật audio và video tương tự (Trang 34 - 37)

2.1.3.1. Khái niệm

Máy thu thanh là một thiết bị điện tử dùng để thu sóng radio khôi phục lại tín hiệu âm tần ban đầu và khuếch đại lên cho đủ lớn phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc theo đơn đặt hàng.

Dựa vào đặc điểm cấu tạo người ta chia ra làm hai loại máy thu thanh:

Đài bá âm Đài phát

Antena phát

Máy thu thanh

+ Máy thu thanh khuếch đại thẳng. + Máy thu thanh đổi tần

Dựa vào cách điều chế người ta phân ra hai loại: + Máy thu thanh điều biên (AM).

+ Máy thu thanh điều tần (FM).

2.1.3.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản trong máy thu thanh

1. Độ nhạy

Biểu thị khả năng thu tín hiệu yếu của máy thu, được xác định bằng sức điện động cảm ứng tối thiểu của tín hiệu tại anten để bảo đảm cho máy thu làm việc bình thường. Đơn vi đo thường thường rất nhỏ cỡ microvolt, ký hiệu là EA. Những máy thu có chất lượng cao thường có độ nhạy E A nằm trong khoảng 0,5àV→10àV. Độ nhậy càng nhỏ thì chất lượng máy thu càng cao. Máy thu dân dụng có độ nhậy khoảng 50àVữ150àV.

Ngoài ra máy thu cũng phải có khả năng chọn lọc và nén tạp âm, tức là đảm bảo tỷsốS/N ởmức cho phép. Thông thường đểthu tốt thì biênđộtín hiệu phải lớn hơn tạp âm ít nhất 10 lần (khoảng 20 dB). Điều kiện làm việc bình thường của máy thu là:

+ Đảm bảo công suất ra danh định + Đảm bảo tỉ số tín hiệu trên nhiễu (S/N)

Muốn nâng cao độ nhạy của máy thu thì hệ số khuếch đại của nó phải lớn và mức tạp âm nội bộ của nó phải thấp (nghĩa là phải giảm tạp âm của tầng đầu). ởtần số siêu cao (f >30 MHz), độ nhạy của máy thu thường được xác định bằng công suất, không xác định bằng sức điện động cảm ứng trên anten.

2. Độ chọn lọc

Độ chọn lọc là khả năng chọn lọc các tín hiệu cần thu và loại bỏ các tín hiệu không cần thiết cũng như các tạp âm tác động vào Anten. Độ chọn lọc thường được thực hiện bằng những mạch cộng hưởng và phụ thuộc vào số lượng, chất lượng cũng như độchính xác khi hiệu chỉnh. Độ chọn lọc được ký hiệu: 1 0 ≥ = f e A A S (2.2)

+ Ao: là hệ số khuếch đại tại tần số f0 + Af: là hệ số khuếch đại tại tần số f

e edB 20logS

S = (dB) (2.3)

Đặc tuyến chọn lọc lý tưởng của máy thu có dạng chữ nhật, nghĩa là trong dải thông B biên độ tín hiệu không đổi.

3. Chất lượng lặp lại tin tức

Phản ánh mức khác nhau giữa tín hiệu giải điều chế do máy thu phục hồi và tín hiệu điều chế bên máy phát. Nó được đánh giá bằng độ méo của tín hiệu (méo phi tuyến, méo tần số, méo pha), chủ yếu là xét độ méo ở tầng khuếch đại công suất âm tần để cho tín hiệu ra loa không bị biến dạng so với tín hiệu đưa tới bộ điều chế của máy phát.

4.Dải tần của máy thu

Dải tần của máy thu là khoảng tần số mà m á y thu có thể điều chỉnh để thu được các sóng phát thanh với các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu. Máy thu thanh thường có các dải sóng sau:

+ Sóng dài (LW) từ 150 kHzữ408 kHz + Sóng trung (MW) từ 525 kHzữ1605 kHz

+ Sóng ngắn (SW) từ 4 MHz ữ24 MHz. Băng sóng này thường được chia làm 3 băng sóng nhỏ hơn:

SW1: 3,95 MHz ữ 7,95 MHz SW2: 8 MHz ữ 16 MHz SW3: 16 MHz ữ 24 MHz

+ Sóng cực ngắn(FM) từ 65,8 MHz ữ 104 MHz

5. Méotần số:Là khả năng khuếch đại ởnhững tần sốkhác nhau sẽ khác nhau do trong sơ đồ máy thu còn có phần tử L, C. Méo tần số có thể đánh giá bằng đặc tuyến tần số.

6. Phạm vi tần số công tác:Là khoảng tần số mà máy thu có thể thu được với các điều kiện khác nhaun mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu đề ra.

7. Công suất ra: Là công suất tín hiệu âm thanh cấp ra loa. Tuỳ theo đơn đặt hàng mỗi máy thu sẽ có một công suất ra danh định khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật audio và video tương tự (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)