Quản lí về dinh dưỡng trị bệnh

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÍ TRANG TRẠI HEO (Trang 25)

3.1 Dinh dưỡng của heo nái mang thai.

- Trong thời kỳ mang thai heo nái cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai ,heo nái cần 14% tỉ lệ protein thô, 0,9% tỉ lệ canxi và 0,45% tỉ lệ phốt pho trong khẩu phần ăn. Mùa hè có thể giảm mức ăn nhưng phải tăng lượng protein từ 14% lên 16%, nâng mức khoáng và vitamin trong khẩu phần.Tuy nhiên cũng cần tránh vỗ béo heo quá mức trong giai đoạn heo gần sinh.

 Chửa kỳ I: Cho ăn từ 1,8 – 2 kg/con/ngày Cho heo ăn theo thể trạng của heo tránh tình trạng heo quá béo hoạt quá gầy.Giai đoạn này cần chú ý đến các yếu tố có thể dẫn đến hư thai.

 Chửa kỳ II:

 85 – 110 ngày: cho ăn: 2 – 2,5 kg/con/ngày. Đây là thời kỳ thai đã lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu mẹ để phát triển. Do đó việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Ở thời kì này nên cho heo nái thường xuyên vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng( đối với nái đẻ lứa đầu), nên cho nái ra sân cỏ hay sân cát vận động tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiên, để tăng sức đề kháng bệnh và nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho heo con trong sữa đầu.

 111 – 113 ngày: cho ăn : 2 kg/con/ngày.

Lưu ý: Chúng ta phải xem xét về mặt khách quan về con heo và điều chỉnh thức ăn một cách hợp lí nhất.

3.2 Dinh dưỡng của heo nái sắp, đẻ và nuôi con.

 Heo nái sắp đẻ Giảm khẩu phần ăn cho nái khi gần đên ngày sinh để giúp bào thai không bị chèn ép và tạo stress làm cho nái tăng tiết

hoocmon,làm nái dễ đẻ .Cần bổ sung các chế phẩm vitamim ADE để tăng khả năng hấp thụ sắt tạo hồng cầu cho heo mẹ và heo con sau này.

– Trước khi đẻ 1 ngày chúng ta cần giảm cám cho heo mẹ chỉ còn 1kg/nái /ngày.

– Trong thời gian đẻ ta không cho ăn hoặc cho ăn 0.5 kg/nái /ngày.

– Nên ghi chép cẩn thận số kg mà heo ăn dc trong 1 ngày để kiểm soát dc tình hình sức khỏe của heo vì giai đoạn này rất biến động.

3.3 Quản lý nguồn thức ăn.

 Nguồn nguyên liệu thức ăn:cám,các thực phẩm bổ sung : kẽm,sắt , cần phải đảm bảo chất lượng và được nhập từ những công ty cung cấp thức ăn co uy tín:Công ty TNHH Cargill Việt Nam,công ty GreenFeed Việt Nam,...Sau khi nhập về trại cần được bảo quản trong nhà kho của trại tránh ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng.

IV. Công tác vệ sinh chuồng trại, xử lí chất thải.

4.1 Vệ sinh chuồng trại.

 Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại

 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng.

 Phun sát trùng chuồng trại với chu kỳ phun: 1-2 lần/tuần (tùy thuộc vào dịch tễ, thời tiết). Thời điểm phun: phun sương, phun vào lúc ấm và khô nhất trong ngày (2-3 giờ chiều).

 Kiểm soát nội ngoại ký sinh trùng.

 Cần đảm bảo chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tẩy uế, khử trùng máng ăn, máng nước cho heo uống, dụng cụ chăn nuôi như cuốc xẻng, xô,…

 Sau khi vệ sinh, chồng trại cần được khử độc, tiêu trùng, có thể phơi nắng, sử dụng nước nóng để tiêu độc cho máng ăn cho heo, dụng cụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, xung quanh chuồng cũng cần được xử lý, có thể quét vôi pha loãng trên tường của chuồng trại, cả bên trong lẫn bên ngoài.

 Nên chú ý, khi tiến hàng quét vôi cần cho heo ở cách xa chuồng trại để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của heo. Và phải chờ 3 – 5 ngày sau khi quét mới thả heo vào.

 Không nên sử dụng các loại thức ăn bị ôi thiu, mà cho heo ăn những loại thức ăn rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó những loại thực phẩm hết hạn dùng, hay heo bị bệnh, thì không nên cho heo ăn để tránh mần bệnh xâm nhập.

 Nước uống cho heo cũng cần đảm bảo yếu tố sạch, bởi ta thường tận dụng nguồn nước ở ao hồ gần chuồng trại cho heo nhằm tiết kiệm, nhưng yếu tố này lại khiến heo dễ mắc bệnh hơn.

4.2. Xử lí chất thải.

4.2.1. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Công trình khí sinh học).

- Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học KSH được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane (Khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng lượng sạch. Công trình khí sinh học góp phần giảm phát thải theo 3 cách sau: Giảm phát thải khí methane từ phân chuồng; Giảm phát thải khí nhà nhà kính do giảm sử dụng chất đốt truyền thống; Giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay thế phân bón hóa học. Như vậy nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ sẽ được xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả.

biogas

Nước thải được đi qua các hồ

4.2.2. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học.

Xử lý môi trường bằng men sinh học

Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban đầu các chất này được nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản xuất nhiều ở trong nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú và có ưu điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu

nước ta. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn…

Nước thải đang được xử lí bằng các chế phẩm sinh học

V. QUẢN LÝ NHÂN SỰ.

5.1 Các chức vụ cần thiết.

- Trang trại chăn nuôi gồm những chức vụ như sau: + Trưởng trại. + Văn phòng + Kỹ thuật trưởng. + Trưởng khu. + Phó Khu . + Công nhân.

Trưởng trại sẽ là người bao quát tất cả về kĩ thuật chuyên môn cũng như đời sống của anh em công nhân trong trại, cùng hợp tác với bên văn phòng để thống kê số liệu để kiểm soát được năng suất toàn trại.

Kỹ thuật trưởng: là người sẽ bao quát tất cả kỹ thuật của tất cả các khu là người hỗ trợ trưởng trại về mặt kĩ thuật trong trang trại. Giúp đỡ các trưởng khu nếu gặp khó khăn về kĩ thuật nuôi.

Trưởng khu:

 Mỗi khu nhà bầu, nhà đẻ hay nhà heo cai sữa sẽ bầu ra một người làm trưởng khu.

 Trưởng khu phải có trong tay những số liệu về đàn heo nái, cai sữa tùy khu cũng như các thông tin cơ bản cụ thể như ngày đẻ lứa trước, ngày phối giống, ngày cai sữa heo con.

 Chuẩn đoán bệnh, chữa trị bệnh cho heo nái, đưa ra các kế hoạch phòng trừ bệnh dịch, chăn nuôi tốt, heo có sức khỏe một cách tốt nhất.

 Phân công lịch trực cũng như quản lí khu của mình sao cho năng suất tót nhất.

 Lập báo cáo tổng đàn, số bệnh, tăng, giảm hàng tuần và nộp cho trưởng trại khu trực tiếp vào ngày cuối tuần.

 Lập báo cáo xuất nhập tồn thuốc thú y và lập kế hoạch mua thuốc. Báo cáo này nộp vào hàng tháng.

 Khi làm ngoài giờ phải báo cáo cho và ghi sổ làm ngoài giờ. Sổ này được nộp cho bộ phận tính lương hàng tháng.

Khi nghỉ có việc riêng phải làm đơn theo mẫu và nộp cho trưởng trại trực tiếp trước 3 ngày.

Phó khu: hỗ trợ trưởng khu.

Công nhân: khoảng 40-50 nái/ người. Giám sát tình trạng sức khoẻ của heo nái cũng như heo con sinh ra, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cần thiết.

5.2. Quản lý công nhân.

5.2.1. Vai trò.

Giữ vai trò quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng heo nái của trại.

Là người làm công ăn lương, làm việc tuân theo quy trình của trại, vì vậy cần có cơ chế quản lí phù hợp đối với lực lượng này.

5.2.2. Phân công.

Trưởng bộ phận công nhân( quản lý): trưởng khu, phó khu phải có nhiệm vụ điều hành, phân công kiểm tra và quản lí công việc của từng nhóm công nhân.

– Nhóm công nhân chăn nuôi, chăm sóc: khoảng 20-30 nái/người.

Mục đích

– Đảm bảo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ để đạt hiệu quả cao trong công việc.

– Thực hiện nhiệm vụ tránh chồng chéo lẫn nhau.

– Thực hiện nhiệm vụ đúng theo yêu cầu, chiến lược đề ra.

 Lịch phân công ở trên là tương đối, sẽ cập nhật và thay đổi phù hợp với điều kiện của trại lúc làm việc.

 Lịch trực đêm sẽ được phân công theo từng tuần

5.3. Chế độ thưởng phạt.

 Chỉ tiêu nái đạt 12 heo con cai sữa/ nái. Nếu trên 12 heo con/nái duy trì liên tục nhiều tháng thì sẽ thưởng. Số tiền thưởng trích phần trăm lợi nhuận dư ra từ heo con thứ 13.

Tiền thưởng sẽ được chia đều cho công nhân viên ở trại nhằm khuyến khích tinh thần làm việc và nhằm duy trì năng suất heo con/ nái cao.

 Thưởng Tết cho công nhân và kĩ thuật viên trước Tết. Số tiền thưởng là 1 tháng lương. Nếu công nhân, nhân viên trong năm làm việc tốt và lợi nhuận trại cao có thể thưởng tùy theo quy mô trại.

 Công nhân, nhân viên ở lại trại làm ngày lễ lương gấp đôi, ngày Tết sẽ trả lương gấp 3. Đồng thời động viên tinh thần và tổ chức tiệc cho công nhân ăn Tết xa quê.

 Hàng tháng, trại tổ chức 1 buổi tiệc giao lưu giữa các nhân viên, công nhân trại với chủ trại nhằm tạo mối quan hệ khắng khít và đoàn kết hơn giữa các nhân viên, công nhân trại với chủ trại. Qua đó chủ trại nắm bắt được tốt hơn về tình hình trong trại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://www.greenfeed.com.vn/vi/tu-van-ky-thuat. http://www.biquyetchannuoi.com/tin-tuc/quy-trinh-ve-sinh-phong-benh-cho- heo-nai-mang-thai.html. http://nhachannuoi.vn/quy-trinh-ky-thuat-co-ban-cua-trai-heo-nai. http://www.vetshop.com.vn/2015/10/cac-benh-sinh-san-thuong-gap-tren-heo- nai-sau-khi-sinh.html. http://tiepthinongnghiep.com/chan-nuoi/phong-benh-va-tri-benh-chan-nuoi- 21/bien-phap-phong-tri-cac-benh-thuong-gap-o-heo-nai-sau-khi-sinh-5173.html / http://heogiongnguyentam.com/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/thong-tin-chuyen- nganh/ky-thuat-lam-chuong-nuoi-heo-nai-giong.html http://vicraft.vn/threads/123978-ky-thuat-chan-nuoi-lon-nai-mang-thai.html https://baomoi.com/ky-thuat-chan-nuoi-va-cham-soc-lon-nai-mang-thai-khoe- manh/c/21606423.epi.

https://m.2lua.vn/article/ve-sinh-chuong-trai-nuoi-heo-hieu-qua-36895.html http://biogasviet.com/ve-sinh-chuong-trai-nuoi-heo-hieu-qua. http://nhanong.c om.vn/xu-ly-chat-thai-trong-chan-nuoi-heo-mid-13-15-73- 13386.html http://safa.com.vn/vi/view-1098-chat-thai-trong-chan-nuoi-va-mot-so-bien- phap-xu-ly

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÍ TRANG TRẠI HEO (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w