phá sản
Với sự phát triển của kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất, kinh doanh tồn tại và vận hành dựa trên các cơ chế tự do cạnh tranh và đào thải. Những chủ thể có nội dung, hình thức và cách thức sản xuất, kinh doanh phù hợp sẽ đạt được những thành công và liên tục mở rộng quy mô. Ngược lại, những chủ thể yếu kém về quản trị; không liên tục nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm, dịch vụ; thiếu sự nhạy bén cần thiết trong cạnh tranh… tất yếu sẽ thất bại và lâm vào tình trạng khánh kiệt. Theo lẽ tự nhiên, một chủ thể ở tình trạng khánh kiệt có thể tự quyết định giải thể để chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng là chấm dứt đà khánh kiệt của mình. Tuy nhiên, thực tế một chủ thể như vậy trên thị trường không tồn tại đơn độc, mà mỗi chủ thể là một mắt xích trong một chuỗi cung ứng nhất định nào đó và phổ biến nhất là trong chuỗi cung ứng vốn. Do đó, khi một mắt xích lâm vào tình trạng khánh kiệt, sẽ xuất hiện vấn đề về đòi nợ và trả nợ. Trong đó, chủ thể khánh kiệt là con nợ và những chủ thể cung ứng vốn trở thành chủ nợ. Cũng theo trạng thái tự nhiên, con nợ khi lâm vào tình trạng khánh kiệt sẽ tự làm mình nghèo hơn để thoát hoặc giảm nghĩa vụ trả nợ. Trong khi đó, chủ nợ lại luôn có tâm lý muốn thu hồi nhanh chóng nợ của bản thân trước các chủ nợ khác, nên có những chủ nợ nắm bắt tin tức trước đã có những hành vi đòi nợ trước. Các chủ nợ đòi nợ sau sẽ được phần ít hơn hoặc không nhận được bất kì khoản trả nào do chủ thể khánh kiệt đã mất khả năng thanh toán. Vấn đề này dẫn tới sự không minh bạch, thiếu công bằng, không bình đẳng và mất tính hợp lý khi đòi nợ và thanh toán các khoản nợ. Chính vì thế, chế định phá sản ra đời nhằm giúp hoạt động đòi nợ tập thể diễn ra một cách có trật tự, qua đó đảm bảo cho chủ thể khánh kiệt rút lui khỏi thị trường một cách ôn hoà.
Địa vị pháp lý của QTV gắn chặt với chế định phá sản, bởi phá sản là tiền đề - là một sự kiện pháp lý làm xuất hiện định chế QTV. Nếu phá sản giúp đòi nợ một cách tập thể, thì QTV sẽ đảm bảo phân phối nợ đó một cách công bằng và hợp lý. Muốn vậy, QTV phải được quy định chặt chẽ vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý trong mối quan hệ pháp luật phá sản để từ đó đảm bảo cho định
chế này được công nhận và có đủ cơ chế thể hiện vai trò của mình. Mục đích này được thể hiện dưới những khía cạnh như sau:
- Với QTV. Sự ghi nhận về địa vị pháp lý của QTV sẽ là cơ sở quan trọng nhất giúp QTV hành nghề. Địa vị pháp lý này bao gồm điều kiện, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý và mối quan hệ với các chủ thể khác. Đây là những nội dung pháp lý xác định và giới hạn hành nghề cho QTV. Nói một cách dễ hiểu, sự ghi nhận của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV là kim chỉ nam cho hoạt động nghề nghiệp của chủ thể này.
- Với chủ thể đang trong tình trạng phá sản. Sự ghi nhận về địa vị pháp lý của QTV có mục đích giúp chủ thể đang trong tình trạng phá sản hiểu được bản chất của QTV trong thủ tục phá sản. Từ đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến thủ tục này trên cơ sở tôn trọng địa vị pháp lý của QTV.
- Với Toà án, Cơ quan thi hành án dân sự… Pháp luật về địa vị pháp lý của QTV không chỉ cung cấp vị trí, vai trò của QTV mà còn cho thấy mối quan hệ giữa QTV với Toà án, Cơ quan thi hành án dân sự… Do đó, mục đích của sự ghi nhận này còn đảm bảo cho các chủ thể đại diện quyền lực nhà nước trong thủ tục phá sản thấu hiểu được quyền và nghĩa vụ của QTV; quyền và nghĩa vụ của bản thân các chủ thể đó đối với hoạt động của QTV từ đó thiết lập nên cơ chế quan hệ qua lại trong giải quyết thủ tục phá sản.
- Với nền kinh tế nói chung. Sự ghi nhận của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV có mục đích xác lập một nghề quản lý và thanh lý tài sản chuyên nghiệp. Từ đó, giúp cho hoạt động giải quyết phá sản được diễn ra nhanh chóng, bình đẳng và hiệu quả. Việc giải quyết được phá sản một cách ổn thoả chính là giúp DN, HTX rút lui trong trạng thái ít tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội nhất. Đồng thời, sự ghi nhận này cũng tạo ra một nghề có vai trò giúp DN, HTX phục hồi, từ đó giữ lại cho nền kinh tế một chủ thể, qua đó đóng góp tích cực vào hoạt động kinh tế, thương mại của quốc gia.
Việc quy định của pháp luật phá sản về địa vị pháp lý của QTV có những ý nghĩa sau:
Thứ nhất, xác lập địa vị pháp lý của QTV v i đ y đủ các cấu thành của địa vị pháp lý nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả khi thực hiện công việc hỗ
trợ thực hiện thủ t c phá sản. QTV có vai trò quan trọng trong tiếp quản sản nghiệp
giữ vai trò trung gian nhằm phân phối nợ cho các chủ nợ. Chính vì thế, trong hoạt động của mình, QTV đòi hỏi phải có những cơ chế đảm bảo về mặt pháp lý. Quy định về địa vị pháp lý của QTV chính là cơ sở quan trọng nhất của cơ chế đảm bảo đó. Theo đó, mặc dù không phải hầu hết pháp luật ghi nhận địa vị pháp lý của QTV đều thừa nhận đây là một nghề độc lập. Tuy nhiên, tỉ lệ thừa nhận là đa số và theo chiều hướng sẽ gia tăng. Sự ghi nhận này sẽ giúp cho chính QTV đầu tư vào chất lượng công việc đảm nhận, từ đó xây dựng tính chuyên nghiệp và hiệu quả khi thực hiện công việc hỗ trợ thực hiện thủ tục phá sản.
Thứ hai, đặt ra những điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của QTV
nhằm đảm bảo được chất lượng yêu c u của nghề nghiệp. Quy định về địa vị pháp
lý của QTV với những điều kiện hành nghề sẽ giúp cho việc chỉ định QTV tham gia một thủ tục phá sản cụ thể sẽ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu khách quan nhất. Đặc biệt, những quy chuẩn về chuyên môn và trình độ đóng vai trò tiên quyết trong việc lựa chọn này. Nói cách khác, ý nghĩa này của quy định pháp lý về QTV chính là tạo ra những cơ sở để lựa chọn QTV này mà không phải là QTV khác tham gia thủ tục phá sản.
Thứ ba, gi i hạn những quyền v nghĩa v của QTV nhằm tránh sự lạm quyền.
Ghi nhận của pháp luật phá sản về địa vị pháp lý của QTV chứa đựng một nội dung rất quan trọng, làm cơ sở xác định khả năng và phạm vi hoạt động của QTV: quyền và nghĩa vụ của QTV trong thủ tục phá sản. Quy định này chính là cơ sở để QTV thực hiện các hoạt động của mình trong thủ tục phá sản, song cũng là cơ sở để khoanh vùng và để các chủ thể liên quan giám sát hoạt động này của QTV. Sự giám sát là rất cần thiết ở mọi thiết chế thực thi quyền thụ uỷ pháp lý, càng đặc biệt quan trọng và cần thiết với QTV, vì bản chất công việc trong thủ tục phá sản thường chứa đựng những cám dỗ vật chất lớn hơn các thủ tục khác. Như vậy, ý nghĩa này của quy định pháp luật phá sản về địa vị pháp lý của QTV xét đến cùng là nhằm đảm bảo kiểm soát các hoạt động của QTV tránh sa vào xu hướng lạm quyền.
Thứ tư, thi t lập mối quan hệ giữa QTV và các chủ th khác có liên quan trong thủ t c phá sản đ đảm bảo cơ ch tôn trọng, phối hợp thông suốt trong quá
trình giải quy t phá sản. Vì QTV là một định chế mang tính trung gian trong thủ tục
phá sản, bản chất của định chế này không phải mang quyền lực nhà nước mà chỉ là một thụ uỷ pháp lý, do đó để thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình, QTV cần được thừa nhận về địa vị pháp lý của mình từ các chủ thể liên quan. Muốn có
được sự thừa nhận nó cần thiết phải có tính chính danh trong thực thi nhiệm vụ. Quy định về địa vị pháp lý của QTV trong pháp luật về phá sản có ý nghĩa ghi nhận tính chính danh đó của QTV.