- Kiểm nghiệm theo điều kiện khởi động: MKĐ ≥ Mco.
c. Thời gian của quá trình quá độ:
Về lý thuyết, mô men và tốc độ động cơ sẽ đạt đến giá trị xác lập khi thời gian t →∞, nghĩa là thời gian của quá trình quá độ sẽ là: tqđ = ∞.
Tuy nhiên, trong thực tế người ta coi quá trình quá độ kết thúc khi tốc độ hoặc mô men đạt đến 95% giá trị xác lập. Thay ω = ωxl vào (5.9) ta xác định được thời gian t tương ứng và coi đó là thời gian của quá trình quá độ:
tqđ ≈ 3Tc (5.11)
Như vậy, đối với quá trình quá độ cơ học, không phụ thuộc vào loại quá trình (khởi động hay hãm dừng hoặc đảo chiều…) thời gian của các quá trình được xác định bởi hằng số thời gian cơ học theo biểu thức (5.11). Nói cách khác,Tc chính là thước đo thời gian của quá trình quá độ cơ học.
Trong nhiều trường hợp, khi cần tăng năng suất hoặc nâng cao chất lượng gia công trên máy sản xuất, người ta cần phải rút ngắn thời gian quá trình quá độ. Từ (5.11) và (5.6) ta thấy có thể giảm tqđ bằng các biện pháp sau đây:
- Giảm mô men quán tính J của động cơ và của hệ truyền động, ví dụ bằng cách chọn loại động cơ có mô men quán tính nhỏ, hoặc nếu quá trình công nghệ cho phép người ta dùng khớp ly hợpđể tách bớt các khâu cơ khí liên quan đến trục động cơ trong thời gian quá độ. Tuy nhiên biện pháp này thường khó thực hiện.
- Tăng độ cứng đặc tính cơ β bằng cách chọn loại động cơ có đặc tính cơ cứng, hoặc sử dụng phương pháp điều khiển tự động vòng kín có khâu phản hồi âm tốc độ. Biện pháp này được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao.