Nằm sau kính B Nhỏ hơn vật C Cùng chiều với vật.D Ảnh ảo.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Vật lý THPT_Vận dụng phương pháp Peer Instruction trong dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lí 11. (Trang 26 - 30)

- HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình

A. Nằm sau kính B Nhỏ hơn vật C Cùng chiều với vật.D Ảnh ảo.

C. Cùng chiều với vật. D. Ảnh ảo.

Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án

- HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình

- Câu hỏi 8 đề cập đến đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì. Đây là một câu hỏi dạng phủ định nên HS rất dễ mắc sai lầm và sẽ chọn các phương án B, C hoặc D.

Bước 4: HS biểu quyết

HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C, hoặc D tương ứng với đáp án của mình lựa chọn.

Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ

- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết quả cho cả lớp xem.

- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS. GV gợi ý cho HS thảo luận:

Vận dụng công thức thấu kính cho trường hợp này là thấu kính phân kì (f<0), vật thật (d>0) ta thấy d’ luôn luôn âm, vậy ảnh của vật sáng qua thấu kính phân kì sẽ có đặc điểm gì?

- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại các công thức về thấu kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 8.

Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)

Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS trước và sau thảo luận cho cả lớp xem.

Bước 7: GV chốt lại chủ đề

- GV sử dụng phần mềm flash ảnh của vật qua thấu kính phân kì để khẳng định đáp án đúng của câu hỏi số 8.

+ Dùng chuột kéo vật dịch chuyển trước thấu kính phân kì.

+ Yêu cầu HS quan sát ảnh tạo bởi thấu kính phân kì có đặc điểm gì?

- Phần mềm flash ảnh của vật qua thấu kính phân kì đã chứng minh: Ảnh của vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì không nằm ở phía sau kính.

1.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Từ mục tiêu của quá trình dạy học đã Vận dụng các kiến thức về lí luận dạy học hiện đại và phương pháp dạy học Peer Instruction để tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng quang” - Vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy phê phán, tư duy phản biện của HS. Hệ thống các tình huống học tập là một chuỗi tình huống có vấn đề liên tiếp, được sắp đặt theo một trình tự hợp lí của sự phát triển vấn đề cần nghiên cứu, nhằm đưa học sinh tiến dần từ chỗ chưa biết đến biết, từ biết

không đầy đủ đến biết đầy đủ và nâng cao dần năng lực giải quyết vấn đề của học sinh đã đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh trong học tập từ đó phát huy được tính tích cực, năng lực tư duy phê phán, tư duy phản biện của HS.

1.4. Kết qủa khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi vàhiệu quả ứng dụng hiệu quả ứng dụng

* Tổ chức thực nghiệm

Các lớp thực nghiệm: 11A1, 11A7 năm học 2017 - 2018 Các lớp đối chứng: 11A2, 11A6 năm học 2017 - 2018 Các lớp này có trình độ tương đương nhau về học bộ môn Vật Lý.

+ Ở lớp thực nghiệm, tôi đã tiến hành giảng dạy theo tiến trình đã thiết kế. Khi dạy lớp thực nghiệm, tôi ghi hình tiết học, sau đó phân tích tiết học đó để rút kinh nghiệm, đánh giá tính khả thi của tiến trình đã soạn thảo, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình soạn thảo, bổ sung sửa đổi những điều cần thiết.

+ Tại lớp đối chứng, giáo viên tiến hành giảng dạy bình thường, tôi tham gia dự giờ, theo dõi ghi chép mọi hoạt động của GV và HS ở mỗi giờ học trên lớp

* Kết quả thực nghiệm

+ Đánh giá định tính :

Qua phân tích diễn biến hoạt động học tập của các em HS trong giờ học thực nghiệm và phân tích số liệu kết quả giảng dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy các em rất tích cực trong hoạt động học của mình. Các em học tập với thái độ rất vui vẻ, hứng thú nhưng cũng rất nghiêm túc và kết quả lĩnh hội kiến thức rất tốt.

+ HS tích cực phát biểu xây dựng bài khi GV giảng các kiến thức mới. + HS tranh luận sôi nổi với các bạn của mình về các câu hỏi Concep Test.

+ Các em rất hứng thú khi với các thí nghiệm biểu diễn, thảo luận sôi nổi và dự đoán kết đúng quả thí nghiệm; HS rất bất ngờ và thú vị với kết quả thí nghiệm.

+ Đa số các HS tham gia vào hoạt động học tập, không có HS ngồi chơi hoặc làm việc riêng.

+ Đa số HS hiểu bài và rất thích giờ học theo phương pháp dạy học Peer Instruction. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Phương pháp Peer Instruction đã mang lại hiệu quả tích cực hơn.

+ Đánh giá định lượng

Cuối đợt thực nghiệm, tổ chức cho HS ở các lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra 45 phút để đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm, đối chiếu kết quả học tập của lớp

TN với lớp ĐC nhằm đánh giá chất lượng hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học đã thiết kế. Bảng bố trí thực nghiệm - đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Lớp Số bài Lớp Số bài 11A1 43 11A2 40 11A7 39 11A6 42

Bảng số liệu thống kê điểm số lớp ĐC và lớp TN Lớp Số HS Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 82 0 0 0 4 13 25 28 7 5 0 0 Thực nghiệm 82 0 0 0 0 3 12 32 21 11 4 3 Bảng xếp loại học tập Lớp ĐiểmSố HS Kém (0 - 2) Yếu (3 - 4) TBình (5 - 6) Khá (7 - 8) Giỏi (9 - 10) ĐC 82 0 17 45 20 0 % 0 20,7 54,9 24,4 0 TN 82 0 3 44 28 7 % 0 3,7 53,7 34,1 8,5

Biểu đồ biểu diễn xếp loại học tập

Qua biểu đồ ta Yếu T.Bình Khá Giỏi 0 30 40 50 60 70 2 4 Lớp ĐC Lớp TN

thấy cả nhóm TN và nhóm ĐC đều không có bài kiểm tra đạt loại Kém nhưng đến loại Yếu thì đồ thị biểu diễn ở nhóm ĐC bắt đầu tăng lên, trong khi đó nhóm TN vẫn ở giá trị thấp. Đặc biệt là các bài kiểm tra của HS nhóm TN đạt loại Khá cao hơn rõ rệt so với nhóm ĐC. Ở nhóm ĐC số bài kiểm tra đạt loại Giỏi là 0 trong khi đó ở nhóm TN này vẫn đạt mức cao. Điều này chứng tỏ nhóm TN luôn đạt kết quả cao hơn nhóm ĐC.

Quá trình thực nghiệm cũng cho thấy, đối với lớp thực nghiệm những học sinh có thái độ tích cực và trách nhiệm cao trong quá trình học tập thì sẽ đạt điểm cao, số lượng học sinh này nhiều hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ với hệ thống tình huống này đã làm tăng tính tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh. Như vậy, xét về mặt định tính và định lượng việc tổ chức các tình huống dạy học bài Mắt đã phát huy tính tích cực, rèn luyện năng lực sáng tạo của học sinh.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Vật lý THPT_Vận dụng phương pháp Peer Instruction trong dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lí 11. (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w