PCU/ngày – (Passenger Car Units ) Số đơn vị vận tải/ngày

Một phần của tài liệu Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 3 pptx (Trang 32 - 35)

Bản đồ 2: Các tuyến đường quốc lộ nối Thủ đô Hà Nội với cả nước

Nguồn: HAIDEP Tuyến đường 18 đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, nối tuyến đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh với Móng Cái, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải từ Hà Nội đi cảng Cái Lân và biên giới Móng Cái.

QL 32 là trục đường quan trọng nối Hà Nội liên kết vùng Tây Bắc với cửa ngõ phía Tây của Thủđô Hà Nội. Tuy nhiên, chất lượng mặt đường đang xuống cấp nhiều, đặc biệt đoạn gần thủđô Hà Nội. Hà Nội đang thực hiện dự án cải tạo QL 32 đoạn Cầu Giấy – Cầu Diễn theo mặt cắt ngang đường đô thị có 4 làn xe. Tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với với vai trò và vị trí của một tuyến đường nối vào cửa ngõ phía Tây của Thủđô.

Tính đến tháng 12/2003, tổng chiều dài đường trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 19.141,5 km với mật độ đường so với diện tích là 1,25 km/km2 . Mật độ đường của Vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ cao hơn so với bình quân cả nước, Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ. Do phát triển tuỳ tiện nhiều giai đoạn nên quy mô khổđường đều khác nhau, các tuyến

các tuyến đường này đã quá tải nên thường xảy ra ách tắc giao thông tại các cửa ngõ ra vào thành phố. Nhìn chung, quy mô mạng lưới đường bộ của vùng vẫn

đang còn nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp và năng lực hạn chế. Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả vùng Đồng Bằng Sông Hồng, nhưng các tuyến đường cao tốc từ

Hà Nội đi các tỉnh lân cận khác vẫn còn rất ít. Chỉ có tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ, Nội Bài – Bắc Ninh đạt được tiêu chuẩn đường cao tốc. Đường cấp II và III chiếm tới 67,5% trong tổng số chiều dài các tuyến đường từ Hà Nội nối với các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là quá cao cho một đô thị trung tâm của cả nước. Phần còn lại là đường cấp IV, cấp V với hành lang an toàn rất thấp. Hơn nữa hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa được đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hai bên đường quốc lộ, tỉnh lộ còn nhiều nhà dân lấn chiếm hành lang an toàn. Dó đó việc giải phóng mặt bằng để cải tạo, mở rộng đường rất khó khăn và chi phí đền bù lớn.

Mặt khác, quá trình phát triển hệ thống giao thông đô thị thiếu sựđồng bộ với hệ

thống giao thông liên vùng. Sự thiếu liên kết trong giao thông liên vùng làm giảm khả năng tiếp cận các đầu mối giao thông quốc tế như cảng, sân bay, khu công nghiệp, cảng cạn ICD.

Phần lớn các đường vận tải hàng hóa đi và đến các Khu Công nghiệp trong khu vực đang xây dựng hoặc chưa được mở rộng theo yêu cầu nên thực tế có rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa. Phần lớn các khu công nghiệp nằm cạnh quốc lộ, không có đường chuyên dùng nên mật độ giao thông rất lớn trong các khu vực này. Cùng với Hà Nội, các khu vực lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây cũng có một lưới các khu công nghiệp tương đối dầy đặc. Toàn bộ khu vực Vùng đô thị Hà Nội với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nơi phát sinh hành trình hang hóa sẽ là một áp lực rất lớn đối với giao thông đường bộ.

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ giữa Hà Nội với các vùng lân cận còn tự phát, chưa có sựđiều tiết hợp lý, nên khối lượng hàng hóa tập trung vào đường bộ lớn, hơn nữa vận tải bằng xe container đã làm hệ thống đường bộ xuống cấp nhanh chóng. Vai trò vận tải để kết nối liên hoàn giữa các phương thức vận tải (vận tải biển, container, vận tải bằng đường sắt…) còn chưa rõ rệt, các dịch vụ vận tải còn nghèo nàn. Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu kém cộng với dịch vụ

vận tải nghèo nàn nên tốc độđưa hàng hóa giữa Hà Nội với các vùng lân cận còn chậm, tỷ lệ hao hụt cao và chi phí vận tải lớn. Điều này đã tác động xấu đến môi trường đầu tư của Hà Nội và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đường vành đai II và III đã từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên tiến độ xây dựng các tuyến đường vành đai rất chậm nên các phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách trung chuyển qua đầu mối Hà Nội, đặc biệt là cửa ngõ phía Đông Nam vẫn phải đi vào nội thành, tạo sức ép lớn lên hệ thống giao thông nội đô. Chỉ khi nào đường vành đai III và IV được xây dựng hoàn thiện mới có thể tách riêng giao thông vận tải liên tỉnh khỏi mạng lưới giao thông nội đô và phân luồng cho giao thông quá cảnh của các phương tiện vận tải hàng nặng không cho

đi qua khu vực nội đô. Khi xây dựng đường vành đai IV cần xây dựng các trung tâm đầu mối và các đường kết nối và trung chuyển giữa giao thông liên tỉnh và giao thông nội đô tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng hàng hoá đầu vào và đầu ra cho các doanh nghiệp Hà Nội và các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 3 pptx (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)