Hoạtđộng tổ chức

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 76 - 84)

Hoạt động tổ chức của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 thể hiện tập trung trên 2 nội dung chính: xây dựng Đảng và tập hợp lực lượng.

3.2.1. Về xây dựng đảng

3.2.1.1. Giai đoạn 1945 - 1975

Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, ĐCS Pháp chủ trương tiến hành tái tổ chức, một mặt nhằm đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ và mặt khác nhằm cấu trúc lại bộ máy. Ủy ban Trung ương của ĐCS Pháp được thành lập sau Đại hội X (6/1945) gồm 70 thành viên (cả chính thức và dự khuyết), trong đĩ 30 người là thành viên của Đại hội IX và 40 người là thành viên được bầu mới (chiếm tỉ số 57%), đây là tỉ lệ được bầu mới cao nhất của Ủy ban cho đến thời điểm này. Bộ Chính trị của ĐCS đã bắt đầu được tái cấu trúc từ tháng 1/1945 với 14 thành viên (nhiều hơn thời kỳ trước chiến tranh 5 người). Đến đại hội X (6/1945), con số này giảm xuống cịn 12 thành viên trong đĩ cĩ 7 thành viên được bầu mới. Ban Bí thư của ĐCS cũng được đổi mới, Marty và Mauvais thay thế cho Duclos và Thorez. Các nhà lãnh đạo của ĐCS xuất thân từ nhiều thành phần xã hội khác nhau song đa số đến từ giai cấp cơng nhân và nơng dân; và cĩ một đặc điểm khá tương đồng là tất cả các nhà lãnh đạo ĐCS Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đều đã gia nhập Đảng từ trước năm 1930 và đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ĐCS Liên Xơ [74, tr.225].

Giáo dục truyền thống, tạo sự đồn kết thống nhất trong đảng. Uy tín nâng cao trong quần chúng nhân dân cùng sự đa dạng trong thành phần đảng viên mới đã đặt ra cho các nhà lãnh đạo ĐCS Pháp nhiệm vụ nặng nề là làm sao tạo được sự đồng thuận và đồn kết trong đội ngũ. Để thực hiện nhiệm vụ đĩ, ĐCS Pháp tập trung vào những biện pháp chủ yếu sau: (1) Hướng dẫn, giáo dục đội ngũ đảng viên (nhất là các đảng viên mới) về quan điểm chính trị

và tư tưởng của Đảng; về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản; về cách mạng Liên Xơ và học thuyết của Stalin; (2) Giáo dục truyền thống lịch sử của Đảng, trong đĩ đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn từ năm 1939 đến 1945 bởi vì đây là giai đoạn mà Đảng luơn thể hiện đứng trên lợi ích của dân tộc và gắn với mục tiêu bảo vệ lợi ích của nước Pháp. (3) Tích cực truyền bá hình ảnh của Liên Xơ, Stalin, vai trị của Liên Xơ trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức; hình ảnh về cơng cuộc xây dựng CNCS ở Liên Xơ như là một hình mẫu của dân chủ, cơng bằng xã hội và ứng dụng hiệu quả cơng nghệ vào phát triển kinh tế. Điều này đã gián tiếp gĩp phần nâng cao uy tín của ĐCS trong nhân dân nước Pháp bởi đại đa số người dân Pháp nhận thức rất rõ về những đĩng gĩp và hy sinh to lớn của nhân dân Xơ viết cho nền hịa bình ở châu Âu và Liên Xơ thực sự đã trở thành biểu tượng hào hùng cho cuộc kháng chiến chống phát xít trên tồn thế giới; (4) Đề ra dự án tổng thể về chính trị, kinh tế và xã hội gĩp phần làm cho ĐCS Pháp trở thành một đảng cĩ sức lơi cuốn và năng động.

Những nỗ lực này của Đảng một mặt khiến cho các đảng viên củng cố niềm tin vào sự chọn lựa đúng đắn của mình; mặt khác dẫn dắt họ làm quen với việc tuân thủ các quy tắc hoạt động của đảng, làm quen với việc tham gia các nghi thức của đảng cũng như tơn trọng thứ bậc và giữ gìn kỷ luật trong đảng, đồng thời khuyến khích họ chứng tỏ sự trung kiên với lý tưởng cộng sản của mình. Từ đĩ, tính tổ chức, sự đồn kết trong Đảng được tăng cường, vị trí của đội tiên phong chiến đấu của GCVS được củng cố.

Về đấu tranh phê và tự phê bình trong đảng: ĐCS Pháp luơn đề cao tác phong phê bình và tự phê bình trong Đảng, coi đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Tại Đại hội XII (1950), Bí thư tồn quốc M. Thorez chỉ rõ: "Tác phong tự phê bình chính là điều làm cho Đảng ta lớn mạnh. Chúng ta tự phê bình là vì chúng ta muốn đem một hướng mới cho tổ chức của Đảng ta" [22, tr.6]. Trong báo cáo đọc tại Hội nghị Ban chấp hành

trung ương ngày 05 tháng Ba 1954, Bí thư tồn quốc ĐCS Pháp J. Duclos chỉ rõ: Sức mạnh và khả năng chiến đấu của ĐCS là do sự áp dụng đúng đắn nguyên tắc tổ chức của Lê-nin, nguyên tắc lãnh đạo tập thể và do sự phát triển phê bình và tự phê bình quyết định [10, tr.3].

Về cơng tác bồi dưỡng và phát triển lực lượng, ĐCS Pháp xác định rõ Đảng "cần phải cĩ những cán bộ giàu kinh nghiệm, được rèn luyện trong đấu tranh và được đào tạo trong trường Đảng các cấp để cĩ đủ trình độ lý luận cần thiết" [7; tr117]. ĐCS Pháp cũng khẳng định kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại và coi đĩ là nguy cơ chủ yếu trong giai đoạn hiện tại: "Đảng sẽ đấu tranh khơng thương tiếc chống những kẻ đại biểu cho đường lối cơ hội chủ nghĩa trong nội bộ Đảng, đại biểu cho những tư tưởng và quan điểm xa lạ đối với GCCN đã được giác ngộ. Đảng sẽ chặn đứng khơng để cho tư tưởng tư sản thâm nhập vào hàng ngũ Đảng” [7, tr.116].

Về lực lượng đảng viên: Vào thời điểm ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng ngũ ĐCS Pháp cĩ sự giảm sút đáng kể so với thời kỳ trước chiến tranh. Từ năm 1945 đến cuối thập niên 50, số lượng đảng viên sụt giảm gần một nửa: từ 785.292 xuống cịn 300.000 (xem phụ lục 1). Nguyên nhân của tình trạng trên: một mặt là do nhiều đảng viên hy sinh trong cuộc chiến đấu ác liệt đánh đuổi phát xít Đức và mặt khác là do một số lượng đảng viên từ bỏ hàng ngũ cộng sản. Tuy vậy, thời kỳ này ĐCS cũng được đĩn nhận rất nhiều đảng viên mới, là những người đến với đảng bằng lịng nhiệt tình tham gia đĩng gĩp sức mình vào cơng cuộc kháng chiến và giải phĩng đất nước.

Từ đầu thập niên 60 đến năm 1975, số lượng đảng viên khơng ngừng gia tăng: từ 300.000 ở đầu thập niên 60 lên 491.000 năm 1975 (xem phụ lục 1). Thành phần cơng nhân vẫn chiếm đa số trong cơ cấu xã hội của ĐCS Pháp, song đồng thời Đảng cũng ngày càng bổ sung thêm vào hàng ngũ của mình những đại diện thuộc các thành phần khác trong xã hội (viên chức, sinh viên, trí thức, đại diện các tầng lớp trung lưu…). Một mặt, hoạt động tích cực

của lực lượng cộng sản trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Pháp thời kỳ này đã tạo điều kiện cho ĐCS Pháp gia tăng ảnh hưởng của mình đối với đời sống chính trị đất nước, đồn kết xung quanh mình cả những tầng lớp trung gian khơng phải là vơ sản, khẳng định tư cách là người đại diện cho các quyền lợi của tồn thể nhân dân lao động và lợi ích của tồn dân tộc và điều này tạo điều kiện cho ĐCS phát triển đội ngũ của mình. Ở thời điểm cao trào bãi cơng năm 1968, chỉ trong chưa đầy 1 tháng (từ ngày 13/5 đến ngày 8/6), 15.000 người lao động, trước hết là cơng nhân, đã trở thành đảng viên ĐCS Pháp [58, tr.681]. Mặt khác, sự gia tăng số lượng đảng viên của ĐCS Pháp trong giai đoạn này cịn bắt nguồn từ quá trình ngày càng thiên tả ở nước Pháp trong điều kiện cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội sâu sắc của xã hội tư sản. Điều này phản ánh sự mở rộng mối liên hệ của những người cộng sản với các tầng lớp trong xã hội cĩ hồn cảnh và thiên hướng chính trị gần gũi với GCCN.

Điểm đáng lưu ý là, sự gia tăng lực lượng đảng viên cĩ xuất thân từ các tầng lớp phi vơ sản một mặt gĩp phần làm gia tăng tiềm lực trí tuệ và củng cố ảnh hưởng của những người cộng sản; song mặt khác cũng làm gia tăng tính phức tạp trong nội bộ Đảng đến từ các quan điểm cải lương chủ nghĩa và các quan điểm mang tính xét lại. Điều này đặt ra cho ban lãnh đạo của Đảng nhiệm vụ phải tăng cường đồn kết nội bộ, phải cĩ sự kết hợp đồng bộ hơn giữa cuộc đấu tranh vì những lợi ích trực tiếp của nhân dân lao động với việc luận chứng các mục tiêu tương lai một cách cĩ cơ sở khoa học cao hơn.

3.2.1.2. Giai đoạn 1976-1991

Những diễn biến của tình hình chính trị trong nước và quốc tế đặt ra cho ĐCS Pháp nhiệm vụ phải xúc tiến quá trình đổi mới, được đánh dấu khởi đầu từ Đại hội XXII (1976) và tiếp tục kéo dài sang thập niên tiếp theo, đĩ là: "xây dựng quan niệm về ĐCS kiểu mới thốt khỏi sự trĩi buộc của chủ nghĩa giáo điều, để cho mỗi cá nhân (khơng phải là quần chúng nhân dân như trước

kia thường nĩi) ở vào vị trí trung tâm trong chính trị, vì vậy mà mới cĩ đất phát triển ở Pháp" [105, tr.8].

Theo quan điểm của nhà sử học, chính trị học, đồng thời là người từng giữ trọng trách trong ban lãnh đạo ĐCS Pháp Roger Martelli, ĐCS Pháp phải được xem xét đồng thời trên cả hai phạm vi khác nhau: Thứ nhất, ở phạm vi quốc tế, ĐCS Pháp là một bộ phận của PTCS thế kỷ XX nên sự phát triển của Đảng gắn liền với sự phát triển của PTCS thế giới; Thứ hai, ở phạm vi quốc gia, ĐCS Pháp là một đảng chính trị của nước Pháp do đĩ Đảng phải thực hiện đồng thời ba chức năng trong khơng gian chính trị xã hội của nước Pháp, đĩ là: chức năng "xã hội" (fonction "sociale") - đại diện cho GCCN trong nền cơ khí hiện đại; chức năng "phản chiếu" (fonction "projective") - đem lại hơi thở mới "theo kiểu xã hội" cho những thập niên trước; chức năng "chính trị" (fonction "politique") thơng qua việc thiết lập liên minh với các lực lượng cấu thành nên đời sống chính trị của nước Pháp [90, tr.215-224].

Về lực lượng đảng viên: Số lượng đảng viên của ĐCS Pháp dần dần suy giảm: Nếu năm 1978 Đảng cĩ 520.000 đảng viên thì đến năm 1984 chỉ cịn 380.000 đảng viên và đến năm 1987 chỉ cịn 330.000 đảng viên (xem phụ lục 1) và quá trình sụt giảm này vẫn tiếp tục trong những năm sau. Việc tăng đội ngũ đảng viên về số lượng, việc mở rộng mối liên hệ với quần chúng thực sự trở thành một trong những nhiệm vụ bức bách nhất của ĐCS Pháp. Việc triển khai chủ trương tăng cường mối quan hệ của ĐCS với các phong trào của quần chúng nhân dân đã mở ra những cơ hội mới để các đảng viên cộng sản nâng cao giác ngộ của các nhĩm dân chúng cĩ tư tưởng chính trị tiến bộ, dẫn dắt họ gia nhập vào hàng ngũ của đảng.

3.2.2. Về tập hợp lực lượng

3.2.2.1. Giai đoạn 1945-1975

Ngay từ năm 1962, ĐCS đã chủ trương chiến lược thống nhất quần chúng dựa trên một nguyên tắc liên minh với một Đảng XHCN thuộc thiểu số

ở cánh tả nhằm xây dựng một “nền dân chủ tiên tiến mở ra con đường đi tới chủ nghĩa xã hội” [92, tr.63]. Sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp và dân chủ trong nước, những hoạt động mạnh mẽ về lý luận và chính trị của ĐCS đã mở rộng thêm những tiền đề để tăng cường sự thống nhất của các lực lượng dân chủ. Tiếp nối chủ trương của ĐCS dưới thời kỳ lãnh đạo của W. Rochet (1964-1970), với sự lãnh đạo của Georges Marchais, ĐCS Pháp cam kết một chính sách sáp gần lại với những người xã hội chủ nghĩa. Cuối năm 1971, ĐCS Pháp đã đưa ra Chương trình của chính phủ dân chủ vì sự thống nhất tồn dân, trong đĩ bao gồm các biện pháp về kinh tế, xã hội và chính trị nhằm thực hiện các nguyên tắc cơ bản của một nền dân chủ tiên tiến.

Năm 1972, ĐCS Pháp ký với Đảng Xã hội và Phong trào cấp tiến cánh tả Chương trình cầm quyền chung (cịn được gọi là Cương lĩnh cầm quyền chung) của cánh tả. Chương trình này mau chĩng được Đảng Xã hội phê chuẩn. Dù Cương lĩnh chung mang tính chất thỏa hiệp, nhưng bản thân việc thơng qua được Cương lĩnh đĩ đã cĩ ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ và CNXH ở nước Pháp. Với việc ký kết Chương trình chung này, ĐCS Pháp đã chính thức tung ra chiến lược Thống nhất cánh tả. Theo ơng Georges Marchais, chiến lược này sở dĩ thành cơng được trước hết là bởi tính chất đa dạng của các cuộc đấu tranh quần chúng, và vì vậy nếu muốn thiết lập được sự lãnh đạo thống nhất đối với phong trào đấu tranh của quần chúng thì nhất thiết phải cĩ được sự ủng hộ mạnh mẽ của đơng đảo quần chúng nhân dân [92; tr.91].

Trên thực tế, cho dù hai bên đã xích lại gần nhau một cách đáng kể, mối quan hệ giữa ĐCS và Đảng Xã hội thời kỳ này cũng cĩ nhiều diễn biến phức tạp. Sự chuyển biến sang hướng thiên tả một cách rõ nét của Đảng Xã hội và việc đảng này thực hiện đường lối liên kết các lực lượng cánh tả đã làm cho những nhiệm vụ của GCCN trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều yếu tố khác như: những khĩ khăn trong việc khắc phục truyền thống cải

lương của Đảng Xã hội cũ, tính chất phức tạp trong thành phần của đảng - Đảng Xã hội mới. Những người theo F. Mitterand cĩ nhiều ảnh hưởng nhất trong Đảng Xã hội. Trong khi nhấn mạnh sự trung thành của đảng đối với chiến lược thống nhất tất cả các lực lượng cánh tả, họ lại mưu đồ biến Đảng Xã hội thành “đảng số một ở Pháp” và trước hết bằng cách “tranh giành” đại bộ phận cơ sở quần chúng của ĐCS. Trào lưu đĩ trong nội bộ Đảng Xã hội đã gặp phải sự chống trả, một mặt của trào lưu thiên tả đã từng giữ vai trị quan trọng khi soạn thảo cương lĩnh của đảng và tích cực đấu tranh cho việc tăng cường liên minh với ĐCS, và mặt khác là của các nhà lãnh đạo cĩ đầu ĩc ơn hịa hơn [58, tr.691-692].

Sau cuộc tổng khủng hoảng đầu thập niên 70, cũng giống như nhiều nước TBCN Tây Âu khác, nước Pháp cũng phải đối mặt với thời kỳ suy thối kinh tế nặng nề, tình hình kinh tế - xã hội mất ổn định, nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ khơng chịu được điều kiện cạnh tranh khốc liệt và lâm vào tình trạng phá sản. Tình cảnh kinh tế - xã hội sa sút của những người sản xuất nhỏ tạo điều kiện để những người cộng sản phát triển mối liên minh với tầng lớp tiểu chủ thành thị. ĐCS Pháp chủ trương phát triển liên minh với tầng lớp tiểu tư sản thành thị trong cuộc đấu tranh vì những lợi ích chung, cũng như nhằm bảo vệ những yêu sách đặc thù của từng nhĩm xã hội và từng tầng lớp xã hội nếu những yêu sách ấy khơng đi ngược lại lợi ích của GCCN. Tại Đại hội XXII (1976) của ĐCS Pháp, khi đề cập đến giới kinh doanh nhỏ, đồng chí Georges Marchais tuyên bố như sau: "Tất nhiên, lợi ích của các vị khơng phải luơn luơn trùng hợp với lợi ích của những cơng nhân làm việc cho các vị. Nhưng xét cho cùng, chính khi đứng về phía GCCN, đứng trong khối liên minh của nhân dân Pháp, thì các vị sẽ tìm thấy giải pháp cho các vấn đề hiện nay của mình và các vị sẽ cĩ được những đảm bảo lâu dài cho tương lai" [59, tr.1049].

3.2.2.2. Giai đoạn 1976 - 1991

Trong giai đoạn này, cùng với việc số lượng đảng viên sụt giảm, số lượng cử tri ủng hộ ĐCS Pháp cũng ngày một giảm đi do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về phía khách quan, một trong những nguyên nhân quan trọng là việc các thế lực tư sản lợi dụng tình hình khĩ khăn về kinh tế, xã hội tại một số nước XHCN để tăng cường tuyên truyền các luận điểm "bài Xơ, chống Cộng", tác động vào nhận thức của một bộ phận khơng quần chúng nhân dân. Bên cạnh những khĩ khăn khách quan này, ĐCS Pháp cịn phải đối

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w