CỘNG SẢN PHÁP (1945-1991) ĐỐI VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mặc dù hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 cĩ nhiều thăng trầm, nhưng những thành cơng và chưa thành cơng trong hoạt động của ĐCS Pháp thời kỳ này cũng để lại cho ĐCS Việt Nam những bài học quý giá:
Thứ nhất, trong cơng tác xây dựng Đảng
Từ thực tiễn hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 cho thấy, để xây dựng đảng vững mạnh phải luơn chăm lo đến việc giữ gìn và củng cố sự đồn kết, thống nhất trong đảng. Phải kiên định với nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nghiêm nguyên tắc này trong quan hệ giữa các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở cũng như trong sinh hoạt đảng ở mỗi chi bộ. Chỉ cĩ trên cơ sở đĩ mới tránh được dẫn đến mâu thuẫn về quyền lực, lợi ích gây mất đồn kết hay những sai lầm, chệch hướng đi của Đảng.
Phát triển đảng viên mới là cơng việc thường xuyên, cần thiết của mỗi ĐCS, nhưng từ thực tiễn phát triển đảng viên mới của ĐCS Pháp, nhất là trong thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, để lại cho Việt Nam một kinh nghiệm quý. Khơng nên quá chạy theo số lượng mà bỏ qua chất lượng, nhưng cũng khơng quá coi trọng thành phần giai cấp mà bỏ lỡ những quần chúng nhiệt tình, gương mẫu. Bên cạnh đĩ phải chăm lo cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cho đảng viên trẻ. Sự gương mẫu của đảng viên cao tuổi, người đứng đầu luơn là tấm gương sáng, để tồn đảng học tập noi
theo. Bên cạnh đĩ, Đảng phải đẩy mạnh đấu tranh phê và tự phê bình, kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện sai trái, lệch lạc, vi phạm nguyên tắc, kỷ luật Đảng. Kiên quyết loại khỏi Đảng những phần tử thối hĩa, biến chất, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích giai cấp.
Phát triển trí tuệ của Đảng khơng phải là tăng số lượng đảng viên là trí thức trong Đảng, mà phải thể hiện ở lập trường, bản lĩnh, tầm nhìn trước những biến động của tình hình, biến cố của lịch sử, qua các cương lĩnh, văn kiện của Đảng. Làm được như vậy, Đảng mới thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, xứng đáng là đội tiền phong của GCCN, nhân dân lao động và của dân tộc.
Thứ hai, chăm lo đến hoạt động của tổ chức cơng đồn, khơng ảo tưởng, mơ hồ về đa nguyên chính trị, đấu tranh nghị trường
Từ thực tiễn hoạt động của ĐCS Pháp trong các tổ chức cơng đồn ở Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 đã để lại cho ĐCS Việt Nam những bài học đắt giá. Cĩ sự dẫn dắt của ĐCS thì hoạt động cơng đồn mới mang tính tự giác và tính tổ chức cao, dù mục tiêu khởi đầu chỉ hạn chế ở các nội dung kinh tế thì về sau đều bao hàm những nội dung chính trị quan trọng nhằm hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng.
Mặc dù ĐCS Pháp khơng phải là đảng cầm quyền, nhưng trong quan điểm về “Chủ nghĩa cộng sản châu Âu”, ĐCS Pháp chủ trương đa nguyên chính trị và thỏa hiệp giai cấp, chính điều này đã đem lại sự chia rẽ cùng những thất bại trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Vì vậy, sự ngả nghiêng trong tư tưởng chính trị chính là nguyên nhân cốt lõi đưa đến những bất đồng trong nội bộ ĐCS Pháp, nhất là từ cuối thập niên 70 trở đi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến tính nhất quán trong đường lối phát triển cũng như trong các chính sách của ĐCS Pháp trước tình trạng khủng hoảng, thối trào trong PTCS,CNQT thập niên 80.
Thực tiễn hoạt động của ĐCS Pháp từ năm1945 đến năm 1991 cho thấy, cĩ nhiều đồn viên tích cực của phong trào quần chúng thanh niên và của nhiều phong trào dân chủ khác đã gia nhập ĐCS Pháp. Điều thúc đẩy họ đi theo lập trường cộng sản chính là từ kinh nghiệm tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì các quyền của người lao động và vì những cải cách tiến bộ mà ĐCS Pháp khởi xướng và lãnh đạo trực tiếp hoặc thơng qua tổ chức cơng đồn của đảng. Chính tính chất hiện thực, căn cứ khoa học của hệ tư tưởng cách mạng và chính sách của ĐCS đã thu hút lực lượng quần chúng cĩ tư tưởng tiến bộ. Vì vậy, sự thiếu nhất quán trong đường lối chính sách và sự mất đồn kết trong nội bộ của ĐCS Pháp đã khiến cho bộ phận khơng nhỏ đảng viên và quần chúng nhân dân ủng hộ ĐCS cảm thấy mất phương hướng, mất niềm tin vào tính cách mạng và tính tiên phong của ĐCS Pháp trong cuộc đấu tranh cho một tương lai XHCN.
Đây là kinh nghiệm và cũng là bài học nhãn tiền để những đảng viên ĐCS Việt Nam khơng mơ hồ, ảo tưởng, mất cảnh giác trước những luận điệu tuyên truyền và các phương thức chống phá của các thế lực thù địch. Những bài học kinh nghiệm của ĐCS Pháp làm cho chúng ta nhận thức sâu sắc thêm tầm quan trọng của cơng tác bồi dưỡng lý luận, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ đảng viên, bởi tư tưởng lý luận cĩ vững thì việc làm mới sáng suốt, đúng đắn. Đảng ta là đảng cầm quyền, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền đại đa số đều là đảng viên. Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo cĩ thơng suốt về tư tưởng, lý luận, cĩ vững vàng về bản lĩnh chính trị, cĩ nền tảng đạo đức nhân văn, thì mới triển khai đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của quần chúng nhân dân. Cán bộ cĩ làm được như vậy thì Dân mới tin, Đảng mới mạnh.
Trong đấu tranh nghị trường từ năm 1945 đến năm 1991, ĐCS Pháp mặc dù đã thu được những thắng lợi nhất định từ năm1945 đến nửa đầu thập
niên 70, nhưng từ nửa cuối thập niên 70 trở đi, việc ĐCS Pháp quá đề cao cơng tác nghị trường dẫn đến việc dồn lực vào việc thương lượng, thoả hiệp với Đảng Xã hội cũng như điều chỉnh cương lĩnh tranh cử nhằm thu hút cử tri, do đĩ khơng kịp thời xử lý đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong nội bộ như: tình trạng chia rẽ sâu sắc trong đội ngũ đảng viên từ cấp trung ương đến địa phương; sự bất mãn, buơng xuơi của lực lượng đảng viên từng kiên trung đi theo đảng; sự nổi lên của xu hướng tư tưởng cải lương; cương lĩnh tranh cử của đảng thiếu tính tiên phong, dần trở mờ nhạt, "na ná" giống cương lĩnh tranh cử của nhiều đảng cánh tả khác;… Điều này phần nào làm phai nhạt tính cách mạng và tính tiền phong của ĐCS Pháp, bởi suy cho cùng những lợi ích cơ bản của giai cấp cơng nhân dù nĩ được thể hiện dưới hình thức cụ thể như thế nào đi chăng nữa trong từng thời điểm cụ thể, thì cuối cùng nĩ vẫn phải gắn liền với mục đích chung mang tính lịch sử của giai cấp cơng nhân quốc tế - đĩ là chủ nghĩa xã hội.
Về vấn đề này, mặc dù ĐCS Việt Nam là đảng cầm quyền, theo cơ chế nhất nguyên, nhưng khơng phải vì thế mà coi nhẹ cơng tác nghị viện. Điều 4 Hiến pháp Nước Cộng hồ XHCN Việt Nam năm 2013 chỉ rõ: "1) Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp cơng nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2) Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bĩ mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3) Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuơn khổ Hiến pháp và pháp luật". Trên thực tế, ĐCS Việt Nam luơn tơn trọng cơng tác lập pháp của Quốc hội, nhưng đồng thời cũng luơn giữ vững sự lãnh đạo tập trung, tồn diện, thống nhất của Đảng đối với cơng tác này. Những kinh
nghiệm thành cơng và thất bại của ĐCS Pháp trong hoạt động đấu tranh nghị viện càng làm chúng ta nhận thức sâu sắc Đảng phải luơn tơn trọng, thực hiện nghiêm Hiến pháp, pháp luật do Quốc hội ban hành, khơng được đặt mình đứng trên Quốc hội. Cĩ như vậy Đảng mới tránh khỏi những sai lầm, thực hiện dân chủ và được sự yêu mến tin cậy của Nhân dân.
Thứ ba, đề cao tinh thần quốc tế vơ sản, gương mẫu làm tốt nghĩa vụ quốc tế.
Thực tế phát triển của PTCS,CNQT là minh chứng cho thấy tinh thần quốc tế vơ sản chính là một trong những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, nĩ đối ngược với chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, cực đoan và chủ nghĩa bá quyền. Cuộc đấu tranh của những người cộng sản, tiến bộ Pháp cho hịa bình, dân chủ, cho quyền lợi của các dân tộc bị áp bức, các dân tộc thuộc địa, trong đĩ cĩ những đĩng gĩp của ĐCS Pháp cho cách mạng Việt Nam, là một minh chứng lịch sử cho tình đồn kết quốc tế của những người cộng sản, của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động trên tồn thế giới, đồng thời cũng để lại cho ĐCS Việt Nam bài học quý về tinh thần quốc tế vơ sản.
Thực tiễn hoạt động quên mình của ĐCS Pháp trong PTCS,CNQT, phong trào hịa bình, dân chủ thế giới đã đem lại niềm tin yêu, mến phục và sự ủng hộ của dư luận tiến bộ trong nước và quốc tế đối với những người cộng sản. Điều này khơng chỉ mang lại sức mạnh cho ĐCS Pháp mà cịn nâng cao uy tín và sức mạnh cho các đảng cộng sản, cơng nhân, các đảng cánh tả Tây Âu.
Do vậy, ĐCS Việt Nam dù ở bất kỳ giai đoạn, hồn cảnh nào cũng khơng được sao nhãng nghĩa vụ quốc tế. Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, Việt Nam đã nhận được sự đồn kết giúp đỡ to lớn, rộng rãi của bạn bè quốc tế, trong đĩ cĩ nhân dân và ĐCS Pháp. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, để thực hiện mục tiêu, khát vọng của dân tộc, chúng ta cũng rất cần sự đồn kết, ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhưng chúng ta cũng khơng được sao nhãng nghĩa vụ quốc tế của mình. Chỉ khi nào chúng ta làm tốt nghĩa vụ quốc
tế của mình, lúc đĩ chúng ta mới xứng đáng là một Đảng Cộng sản, xứng đáng với niềm tin yêu của bạn bè quốc tế, xứng đáng đi tiếp trên con đường XHCN và cộng sản chủ nghĩa đã lựa chọn.
Tiểu kết chương 4
Những biến động của bối cảnh quốc tế và khu vực giai đoạn 1945 - 1991 đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của PTCS,CN Tây Âu. ĐCS Pháp đã hoạt động rất tích cực và cĩ nhiều đĩng gĩp quan trọng về lý luận và thực tiễn, bền bỉ đấu tranh nhằm xây dựng sự hợp tác và thống nhất hành động giữa các lực lượng chính trị chủ yếu của GCCN Tây Âu vì mục tiêu củng cố hịa bình, giữ gìn và mở rộng các thành quả dân chủ.
Trong lĩnh vực lý luận, tất cả các ĐCS Tây Âu thời kỳ này đều đứng trước những câu hỏi lớn liên quan đến các vấn đề về dân chủ (chiều sâu và nội dung của những cải cách dân chủ), về tương quan giữa cuộc đấu tranh dân chủ chống CNTB độc quyền với cuộc đấu tranh vì CNXH, về tính chất giai cấp của chính quyền nhà nước,… Tuy nhìn chung những nghiên cứu lý luận của các ĐCS Tây Âu trong lĩnh vực này vẫn cịn chưa theo kịp các nhu cầu của thực tiễn và của cuộc đấu tranh tư tưởng, song cũng đã cho thấy sự đa dạng và tính chất mới mẻ, đặc thù trong nhận thức và tìm tịi, nghiên cứu lý luận của các ĐCS Tây Âu.
Việc nổi lên những luận điểm đã lỗi thời, sự xuất hiện những vấn đề mới chưa tìm ra hướng giải quyết rõ ràng cĩ thể làm lạc hướng một bộ phận những người cộng sản thiếu kiên định về mặt tư tưởng - lý luận. Để đối phĩ với những tư tưởng, luận điệu cải lương chủ nghĩa, địi hỏi những người cộng sản phải luơn luơn cảnh giác và kiên quyết đấu tranh chống lại các nguy cơ gia tăng chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa cải lương và các luận điệu phản cách mạng đĩ. Sự củng cố vai trị tiên phong của những người cộng sản trong PTCN và trong các phong trào tiến bộ khác phụ thuộc nhiều vào năng lực
lãnh đạo về mặt tư tưởng và chính trị của những người cộng sản trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện những khát vọng dân chủ và những địi hỏi của nhân dân lao động.
Trong thực tiễn hoạt động, để đối phĩ với một hệ thống TBCN đang gia tăng sức mạnh nhờ vào các mối liên kết ngày càng ngày càng chặt chẽ về kinh tế, quân sự và chính trị, PTCS,CNQT nĩi chung, PTCS,CN Tây Âu nĩi riêng cần phải tăng cường sự hợp tác và tình đồn kết quốc tế để tạo uy tín và sức mạnh dẫn dắt quần chúng lao động vào mặt trận đấu tranh rộng rãi và thống nhất chống độc quyền tư sản và phấn đấu vì hịa bình và tiến bộ xã hội.
Từ năm 1945 đến năm 1991, ĐCS Pháp đã tích cực phát huy tính tiên phong của mình, cùng với các ĐCS và cơng nhân Tây Âu tăng cường đồn kết thống nhất trong hành động, thúc đẩy tiến trình đối thoại với các lực lượng xã hội và chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế để tập hợp lực lượng đấu tranh cho các quyền lợi chính đáng và khát vọng hồ bình, dân chủ của đơng đảo quần chúng nhân dân lao động. Chính thơng qua thực tiễn hoạt động trong phong trào quần chúng, các ĐCS mới đánh giá đúng được sức mạnh của phong trào, vai trị của các lực lượng tham gia phong trào, các khuynh hướng chính trị bên trong cũng như triển vọng phát triển của phong trào, từ đĩ xây dựng các chính sách tập hợp lực lượng phù hợp.
Thực tiễn vận động, phát triển của ĐCS Pháp cả về mặt nhận thức lý luận và thực tiễn đã đĩng gĩp những bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho những người cộng sản Tây Âu, cũng như ĐCS Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn và cụ thể hơn về các vấn đề mang tính chiến lược và sách lược trong đấu tranh chính trị, và trên hết là tầm quan trọng của việc đồn kết các lực lượng dân chủ, tiến bộ trong xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp đảm bảo quá trình cách mạng phát triển đi lên.
KẾT LUẬN
Trong suốt 3 thập niên kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, bối cảnh quốc tế và trong nước đã mang lại những xung lực mới cho ĐCS Pháp. Hoạt động của ĐCS Pháp thời kỳ này đã tác động hết sức mạnh mẽ tới các diễn tiến của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đất nước; đã buộc giới cầm quyền tư sản và thân hữu phải điều chỉnh chiến lược, sách lược phát triển theo hướng cĩ lợi cho GCCN và nhân dân lao động Pháp, cĩ lợi cho cuộc đấu tranh của PTCN Pháp vì hịa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Từ nửa cuối thập niên 70 đến cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, những biến động của tình hình quốc tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng sâu sắc của hệ thống XHCN đã tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị của nước Pháp, làm thay đổi tương quan giữa các lực lượng chính trị của Pháp, địi hỏi ĐCS Pháp phải cĩ sự điều chỉnh về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử về mặt chính trị tư tưởng của mình để cĩ thể tiếp tục giữ được vai trị lãnh đạo PTCN và lơi kéo được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân trong nước.
Đảng Cộng sản Pháp, đội tiên phong của GCCN Pháp, là tổ chức chính trị