Bốn giải pháp xây dựng thương hiệu cho nông sản

Một phần của tài liệu Cơ cấu mặt hàng Nông sản (Trang 39 - 41)

- Theo Bộ NN&PTNT, 8 tháng năm 2009, tổng kim ngạch XK nông, lâm,

3. Bốn giải pháp xây dựng thương hiệu cho nông sản

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam đang là vấn đề cấp bách nhằm giảm thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp, từng bước nâng cao vị thế của nông sản trên thị trường quốc tế. Để làm được như vậy, xin được đưa ra các giải pháp sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần có một kế hoạch dài hạn về việc xây dựng thương hiệu mặt hàng nông sản, dĩ nhiên chiến lược này phải là một bộ phận hợp thành quan trọng trong chiến lược tổng thể của Nhà nước đối với việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam. Bộ Thương mại kết hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xây dựng một lộ trình với những bước đi thích hợp cho vấn đề này, và lộ trình này phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các nhà khoa học và cả những nông dân trực tiếp sản xuất ra nông sản.

Thứ hai, hiện nay một số thương hiệu nông sản của ta như cà phê Trung Nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, vải thiều Lục Ngạn... rất có uy tín và được tiêu thụ mạnh trên thị trường khu vực và thế giới. Những điển hình tiên tiến này cần được nhân rộng lên một cấp độ mới.

Muốn làm được như vậy cần phải có sự quảng bá, tuyên truyền giới thiệu mạnh mẽ các mặt hàng nông sản Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là xây dựng trang WEB về thương hiệu nông sản Việt Nam.

Thứ ba, thiết tưởng các cơ quan tài chính ngân hàng nên có một cơ chế tài chính đặc thù ưu tiên cho việc quảng bá và xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản, vì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn.

Thứ tư, việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam chỉ có thể phát triển vững chắc khi nó được đặt trong mối tương quan với việc gia tăng năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tích cực chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới và trên hết tìm một vị thế vững chắc cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam: Lê Thông (chủ biên)-NXB ĐHSP

2.Địa lý kinh tế xã hội đại cương: Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)-NXB ĐHSP 3. Nông nghiệp thế giới bước vào thế kỷ XXI: Nguyễn Điền

4.Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam-thời kỳ hội nhập: Đặng Văn Phan (chủ biên)- NXB ĐHSP

5. Tạp chí công sản 6. Địa chỉ Google

Một phần của tài liệu Cơ cấu mặt hàng Nông sản (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w