Các giải pháp cho mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam a Về phía các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Cơ cấu mặt hàng Nông sản (Trang 35 - 37)

- Theo Bộ NN&PTNT, 8 tháng năm 2009, tổng kim ngạch XK nông, lâm,

2. Các giải pháp cho mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam a Về phía các cơ quan quản lý nhà nước

a. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước

- Để hàng nông sản phát triển bền vững và tránh tình trạng XK số lượng tăng nhưng giá giảm, hay được mùa mất giá như hiện nay thì các cơ quan có liên

quan phải thống nhất quản lý, đồng thời có thể giao quyền điều hành cho các hiệp hội hoặc liên đoàn ngành hàng. Hiệp hội phải có chuyên gia về thị trường, sản xuất, khoa học công nghệ và cả tổ chức sản xuất. Ngoài ra, hiệp hội phải có quyền lực điều tiết trong tất cả các khâu: từ sản xuất, tiêu thụ, giám sát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nâng cao hàm lượng khoa học - kỹ thuật trong một đơn vị nông sản hàng hóa; nâng cao tỷ trọng hàng hóa trong sản phẩm nông nghiệp; tỷ trọng hàng hóa qua chế biến, đặc biệt là tinh chế phải tăng; hàng hóa của nông dân phải được sản xuất qua các hợp đồng lớn.

- Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường cho các chủ thể liên quan. Các biện pháp cụ thể cần thực hiện là: kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin thị trường từ Trung ương đến các địa phương; thành lập các điểm thông tin thị trường ở các vùng chuyên canh có tỷ suất hàng hóa lớn; phối hợp hoạt động của các điểm thông tin với hoạt động của các tổ chức khuyến nông, các câu lạc bộ, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp; tăng cường việc theo dõi, nghiên cứu thị trường quốc tế, thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và nông dân; duy trì và phát triển các trang điện tử trên mạng In-tơ-nét về nông sản và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng nông sản; đặt vấn đề với các tổ chức quốc tế, đề nghị trợ giúp kỹ thuật xây dựng thí điểm sàn giao dịch nông sản và nâng cao năng lực xúc tiến thương mại đối với hàng nông sản; có chính sách khuyến khích các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản tham gia các hội chợ nông sản trong nước và quốc tế, xây dựng các trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ở nước ngoài..

- Có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời có chính sách khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm trong sản xuất nông sản. Đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học (giống cây trồng và vật nuôi, kể cả những giống có gien chuyển đổi thích nghi với điều kiện canh tác khắc nghiệt của nông dân vùng sâu, vùng xa); công nghệ sau thu hoạch, ...

- Quản lý chặt chẽ chất lượng nông sản lưu thông trên thị trường

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tiếp tục duy trì và thực hiện các chính sách hỗ trợ khác nhằm xóa đói giảm nghèo và giúp đỡ nông dân trong phát triển sản xuất nông sản có quy mô lớn như: Chính sách khuyến khích nông dân "dồn điền, đổi thửa", sản xuất theo quy hoạch; thực hiện hợp đồng bán sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu; chính sách hỗ trợ nông dân mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản... nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; chính sách đổi mới quản lý khoa học công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất; chính sách đào tạo nghề, đào tạo cán bộ, nhất là cho các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa; chính sách khuyến khích, đãi ngộ cán bộ khoa học về công tác ở vùng nông thôn miền núi... Nhà nước nên có giải thưởng xứng đáng cho các sáng chế kỹ thuật, máy móc làm lợi cho nông dân trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản để vừa khỏi nhập máy móc ngoại đắt tiền, vừa phù hợp với sức mua của nông dân.

Một phần của tài liệu Cơ cấu mặt hàng Nông sản (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w