7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương cho khối lao động trực tiếp
Để hình thức trả lương sản phẩm thực sự tạo động lực cho NLĐ trong công ty, đặc biệt là những công nhân làm ở các khâu trọng yếu của dây chuyền sản xuất hoặc do yêu cầu đột xuất của nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh (đơn hàng đột xuất, sản xuất sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao…) đòi hỏi phải hoàn thành khẩn trương, kịp thời; ban lãnh đạo công ty có thể xem xét áp dụng hình thức trả lương sản phẩm có thưởng hoặc hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến nhằm khuyến khích NLĐ tích cực làm việc, tích cực học hỏi,
tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng. Công thức tính cụ thể như sau:
+ Đối với hình thức trả lương sản phẩm có thưởng:
Khi áp dụng hình thức trả lương này, toàn bộ sản phẩm đều được trả một đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thưởng. Trước khi áp dụng thực tiễn, công ty cần xây dựng hợp lý các chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng, tỷ lệ thưởng nhằm tránh việc làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ lương.
Công thức tính lương như sau:
L x m x h
TLspt = L +
Trong đó:
100
- TLspt: Tiền lương sản phẩm thưởng - L: Tiền lương theo đơn giá cố định
- m: Tỷ lệ thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu thưởng - h: % vượt mức chỉ tiêu thưởng
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Minh - công nhân may có mức độ hoàn thành kế
hoạch sản xuất trong tháng là 110%. Tiền lương sản phẩm của chị tính theo đơn giá cố định là 4.820.000 đồng. Theo quy định cứ hoàn thành vượt mức sản lượng 1% thì được hưởng 0,7% của tiền lương theo đơn giá cố định. Hãy tính tiền lương sản phẩm có thưởng cho chị?
Từ các dữ liệu đã cho ta tính được tiền lương sản phẩm có thưởng của chị Minh là:
TLspt = 4.820.000 + 4.820.000 x 0,7 x 10
100
+ Đối với hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến:
Khi áp dụng hình thức trả lương này, tiền lương của những sản phẩm ở mức khởi điểm lũy tiến (sản phẩm ở mức quy định hoàn thành) được trả theo đơn giá bình thường (đơn giá cố định), còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến.
· Tính đơn giá cố định: ĐG = (LCBCV +PC(nếu có)) x MTG hoặc: LCBCV + PC(nếu có) ĐG = MSL
· Tính đơn giá lũy tiến:
ĐGlti = ĐGcđ x (1+ki) (i = 1- n)
Trong đó:
- ĐGlti: Đơn giá lũy tiến ở khoảng thứ i - ĐGcđ: Đơn giá cố định
- ki: Tỷ lệ tăng đơn giá ở khoảng thứ i - n: Số khoảng trả theo đơn giá lũy tiến *Tỷ lệ tăng đơn giá (ki) được xác định như sau:
ki dcd x tc x 100
=
dL
Trong đó:
- ki: tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý
- dcd: Tỷ trọng số tiền tiết kiệm được trong chi phí sản xuất cố định trong giá thành sản phẩm
- tc: Tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất cố định dùng để tăng đơn giá
- dL: Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng
· Công thức tính tiền lương sản phẩm lũy tiến:
n
TLsplt = åQi x (ki +1) x ĐGcđ
i1
Trong đó:
- Qi: Số lượng sản phẩm được trả ở mức đơn giá tăng thêm - Ki: Tỷ lệ % tăng đơn giá ở khoảng thứ i
*Nếu công ty áp dụng 1 tỷ lệ tăng đơn giá thì:
TLsplt = (Qtt x ĐGcđ) + ( Qtt – Q1)k x ĐGcđ
Trong đó:
- TLsplt : Tiền lương sản phẩm lũy tiến - Qtt: Sản lượng thực tế của công nhân - ĐGcđ: Đơn giá cố định
- Q1: Mức sản lượng khởi điểm - k: Tỷ lệ tăng đơn giá
* Nếu công ty áp dụng nhiều tỷ lệ tăng đơn giá khác nhau thì có thể áp dụng công thức sau:
n
TLsplt = Qtt x ĐGcđ + åki (Qi+1 - Qi) x ĐGcđ + kn( Qtt - Qn) x ĐGcđ
i1
Trong đó:
- Qtt: Sản lượng thực tế của công nhân - ĐGcđ: Đơn giá cố định
- ki: Tỷ lệ % tăng đơn giá của những sản phẩm vượt ở khoảng thứ i - Qi: Mức sản lượng quy định thứ i dùng để xác định đơn giá lũy
tiến
- kn: Tỷ lệ % tăng đơn giá của những sản phẩm vượt ở khoảng thứ n - Qn: Mức sản lượng quy định thứ n dùng để xác định đơn giá lũy tiến
Ví dụ: Anh Nam là công nhân bậc 3/6 được giao làm công việc đúng
bậc thợ với đơn giá cố định là 3.000 đồng/sản phẩm. Trong tháng anh làm được 1500 sản phẩm. Mức sản lượng/tháng là 900 sản phẩm. Hãy tính tiền lương sản phẩm lũy tiến cho anh Nam? Với quy định về tỷ lệ lũy tiến như
sau: Những sản phẩm từ 901 – 1200 được tăng 30% đơn giá cố định. Những sản phẩm từ 1201 trở đi được tăng 45% đơn giá.
Tiền lương sản phẩm lũy tiến mà anh Nam nhận được là:
TLsplt = 1500 x 3000 + (1200-900) x 0,3 x 3000 + (1500-1200) x 0,45 x 3000
= 4.500.000 + 270.000 + 405.000 = 5.175.000( đồng)