7. Kết cấu của đề tài
3.3.1 Hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật về bồi thường thiệt hại do
do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
Tuy rằng đây là công việc khó khăn, tốn nhiều công sức và kinh phí nhưng nếu có thể đầu tư một cách tập trung và có định hướng thì sau khi hoàn
thành, công trình sẽ có giá trị và ý nghĩa to lớn không chỉ đối với công tác lập pháp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu và áp dụng pháp luật trên thực tế. Muốn hệ thống hóa, pháp điển hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả thì phải làm tốt những vấn đề sau:
Quốc hội phải lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Chia công việc ra từng khâu, giao nhiệm vụ cho cơ quan liên quan xây dựng đề án, tập hợp văn bản. Tốt nhất nên giao cho từng Bộ công việc này. Sau đó phải có một cơ quan làm tốt công tác hệ thống. Điều cần thiết là phải tập hợp được những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực lập pháp và có kinh nghiệm trong việc hệ thống hóa pháp luật. Nếu cần thiết thì phải có sự hổ trợ của chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này.
Phải có một cơ quan chuyên môn giúp việc. Đây phải là một sự đầu tư toàn diện về mặt nhân lực.
Ngân sách Nhà nước phải được tăng cường cho công tác này. Nếu không đủ thì phải huy động trong nhân dân, kêu gọi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Cần thiết sẽ cắt giảm một số chương trình dài hạn, những hạng mục chưa cần thiết.
Khi giao việc cho cơ quan cần quy định thời gian hoàn thành và có chế độ khen thưởng kịp thời nếu hoàn thành tốt trong thời gian sớm nhất.
Cần tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn trên mạng để lấy ý kiến đóng góp trong nhân dân. Các ý kiến đều phải được lưu tâm. Sự phản hồi từ phía người dân là vô cùng quan trọng.
Về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần có một điều luật nêu lên khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làm cơ sở cho việc giải quyết các trường hợp cụ thể của loại trách nhiệm này.
Hiện nay áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ở Bộ luật Dân sự trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Thực tế là việc xác định thiệt hại
và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật không đơn giản. Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới đây vẫn là thách thức đối với các nhà lập pháp. Bởi vậy để tăng cường hiệu quả thực thi cần phải kết hợp bồi thường thiệt hại với các chế tài xử phạt khác như: xử phạt vi phạm hành chính và thậm chí xử lý hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Muốn vậy các chế tài xử phạt phải đủ mạnh, mang tính răn đe và ngăn ngừa tái phạm.
Cần thiết phải rà soát lại tất cả các quy định về bồi thường thiệt hại trong các ngành luật khác nhau để nếu có những điều không phù hợp, lệch nhau thì phải sửa đổi, bổ sung, thay thế đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Việc tính toán thiệt hại để bồi thường cần phải đảm bảo được nguyên tắc "toàn bộ và kịp thời". Vì vậy, đối với những thiệt hại về vật chất có thể tính được thành tiền thì nên công thức hóa để việc áp dụng pháp luật trên thực tế được thống nhất. Đặc biệt là việc xét xử tại Tòa án sẽ được công bằng, nghiêm minh và đồng bộ.
Cần có những quy định tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất kinh doanh trong việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ có chất lượng như đã đăng ký. Muốn làm tốt điều này cần hoàn thiện những quy định của pháp luật liên quan như Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Đo lường và đặc biệt là Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa… Mặt khác, muốn người tiêu dùng được bồi thường một cách thỏa đáng thì cần có những quy định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường của nhà sản xuất kinh doanh, những trường hợp phải bồi thường, trường hợp không phải bồi thường, đối tượng được bồi thường, mức bồi thường... Đây là những quy định mang tính chi tiết bởi vậy không nên đưa vào Bộ luật Dân sự vì Bộ luật Dân sự chỉ nên quy định chung còn những vấn đề cụ thể thì cần được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.