Đặc điểm chung của lâm phần Keo tai tượng trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng keo tai tượng (Acacia Mangium) tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Đặc điểm chung của lâm phần Keo tai tượng trên địa bàn nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây Keo tai tượng được người dân trồng ở huyện Đài Từ từ nhiều năm qua và đã mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho các chủ rừng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, cây Keo được trồng trên đất Feralit có màu đỏ đến nâu vàng phát triển trên các loại đá khác nhau, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, mùn trung bình, tầng đất dầy từ 40-70 cm. Khu vực trồng Keo có địa hình dốc, trung bình từ 15-200 (một số nơi trên 250), độ cao từ 200-300 m so với mặt biển. Trước khi trồng rừng, lập địa được xử lý bằng cách phát trắng thực bì và đốt, hố đào theo đường đồng mức trước 1 tháng, hố trồng cây có kích thước 30 x 30 x 30 cm. Cây Keo được trồng bằng cây con có bầu, kích thước cây có chiều cao từ 30 - 40 cm, cây đem trồng không bị sâu bệnh, sinh trưởng tốt, thời điểm trồng rừng vào trước mùa mưa. Mật độ trồng ban đầu thường rất khác nhau, biến động từ 1.660 cây/ha (2 x 3 m) đến 2.200 cây/ha (2 x 2 m) tùy thuộc vào địa hình. Cây Keo tai tương trên địa bàn nghiên cứu được trồng ngoài mục đích lấy gỗ (gỗ dăm, gỗ lạng, gỗ tròn) còn có tác dụng phòng hộ, chống xói mòn rửa trôi và cải tạo môi trường sinh thái.

Tính đến thời điểm nghiên cứu, cả xã Yên lãng có diện tích rừng trồng Keo khoảng 1 nghìn ha. Theo quy trình kỹ thuật sau khi rừng trồng khép tán (ở tuổi 3) cây bắt đầu có sự cạnh tranh về không gian sống nên cần được tiến hành tỉa thưa cành nhánh, song trong qúa trình nuôi dưỡng một số chủ rừng không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến chất lượng rừng thấp, một số khác đã tiến hành tỉa thưa mật độ (chủ yếu là những cây sâu bệnh, sinh trưởng kém, cụt ngọn, mối….). Do vậy mà năng suất, chất lượng rừng trồng Keo trên địa bàn nghiên cứu có biến động. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng được trình bày trong bảng 3.1.

28

Bảng 3.1. Các thông tin cơ bản của ô tiêu chuẩn Cấp đất OTC (cm) (m) N (C/otc) N (C/ha) Gi (m 2) M (m3/ha) I 1 17,63 13,34 82 820 2,0007 133,45 2 17,72 13,51 75 750 1,8487 124,88 3 18,87 13,67 77 770 2,1500 146,74 II 1 16,22 12,29 81 810 1,6728 102,80 2 17,05 12,85 79 790 1,8028 115,83 3 17,17 12,74 82 820 1,8977 120,88 III 1 16,52 12,13 76 760 1,6282 98,74 2 15,81 12,17 79 790 1,5501 94,32 3 14,68 11,65 92 920 1,5564 90,65

Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy, rừng trồng Keo thuộc đối tượng nghiên cứu về cơ bản đã qua chặt tỉa thưa. Tỷ lệ cây còn sống trung bình đạt 78,6%, mật độ hiện tại dao động từ 750 - 920 cây/ha, cây phân bố không đều trên toàn diện tích, độ tàn che của rừng trung bình trên 80%. Hiện tại, dưới tán rừng Keo đã xuất hiện một số loài cây bụi thảm tươi phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu như: Táo dại (Ziziphus oenoplia L. Mill), Kim sương (Micromelum hirsutum Oliv), Hồng bì dại (Clausena excavata Burm. f), Me rừng (Phyllanthus emblica L),..v..v.. mọc thành cụm hoặc rải rác một vài chỗ. Thảm tươi có thành phần chủ yếu là một số loài cỏ như:: Cỏ chè vè

(Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ lào

(Eupatorium odoratum), Cỏ nghể (Polygonum hydropiper),... Bên cạnh đó còn phải kể đến các loài dây leo như: Dây mật (Derris elliptica), Dây sống rắn (Acacia harmandiana), Móng bò (Bauhinia cardinalis),... có số lượng ít.

Các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính bình quân (D1.3) của lâm phần trong các cấp đất biến động từ 14,68 - 18,87 cm; Chiều cao vút ngọn bình quân (Hvn) dao động trong khoảng 11,65 - 13,67 m; Tổng tiết diện ngang (Gi) dao động từ 1,55 – 2,15 m2/ha; Trữ lượng biến động từ 90,65 – 146,74 m3/ha.

29

Nhận xét: Nhìn chung các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao có sự biến động trong từng cấp đất. Nhân tố có biến động mạnh và rõ rệt nhất là trữ lượng, có những lâm phần mật độ thấp tạo điều kiện cho đường kính và chiều cao phát triển và dẫn đến trữ lượng tương đối lớn. Ngược lại có những lâm phần mât độ quá cao, gây cạnh tranh mạnh về không gian dinh dưỡng, đường kính thân và chiều cao trung bình thấp và dẫn đến sự giảm dần về trữ lượng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng keo tai tượng (Acacia Mangium) tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)