Cấu trúc sinh khối tươi lâm phần Keo tai tượng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng keo tai tượng (Acacia Mangium) tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 45)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Cấu trúc sinh khối tươi lâm phần Keo tai tượng

Sinh khối tươi của cây rừng là trọng lượng tươi của cây rừng trên một đơn vị diện tích (tấn/ha). Sinh khối của lâm phần không những phụ thuộc vào điều kiện nơi mọc, tuổi mà còn phụ thuộc và mật độ lâm phần. Kết quả cụ thể về sinh khối tươi của lâm phần được tổng hợp ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Cấu trúc sinh khối tươi lâm phần rừng Keo tai tượng Cấp

đất

Sinh khối lâm phần

Tầng cây gỗ Cây bụi, thảm tươi Thảm mục Tổng

T/ha % T/ha % T/ha % T/ha

I 86,5 89,38 4,97 5,14 5,31 5,49 96,78

II 74,2 88,10 4,83 5,75 5,17 6,15 84,08

III 45,5 83,32 4,72 8,54 5,15 9,14 55,39

TB 68,67 86,60 4,84 6,48 5,18 6,93 78,68

Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy, tổng sinh khối lâm phần rừng trồng Keo tai tượng thuần loài chủ yếu tập trung vào tầng cây gỗ chiếm từ 83,32 - 89,38%, sinh khối cây bụi, thảm tươi chiếm từ 5,14 - 8,54%, sinh khối thảm mục từ 5,49 - 9,14%. Tổng sinh khối của cả lâm phần có sự khác biệt giữa các cấp đất. Nhìn chung, ở cấp đất I có tổng sinh khối lớn nhất, sau đó đến cấp đất II và III; tổng sinh khối của cả lâm phần giao động từ 55,39 - 96,78 tấn/ha.

Từ kết quả trên cũng cho thấy, tổng sinh khối tươi của Keo tai tượng cao hơn nhiều so với Keo lá tràm (55,27 tấn/ha, theo kết quả nghiên cứu sinh khối Keo lá tràm của Vũ Văn Thông, 1998) và sai khác không nhiều khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Hưng và Nguyễn Công Hoan tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên (2018) thì sinh khối tươi rừng trồng Keo tai tượng tập trung chủ yếu ở tầng cây gỗ từ 92,07 – 95,4 tấn/ha ở tuổi 7.

So sánh với kết quả nghiên cứu sinh khối tươi rừng ngập mặn của Nguyễn Hoàng Trí (rừng Đước trưởng thành đạt trung bình 171,3 tấn/ha, 1986) và của Viên Ngọc Nam (rừng Mắm trắng đạt trung bình 208,62 tấn/ha,

36

2003) cho thấy sinh khối của thực vật rừng ngập mặn ven biển thường cao hơn so với rừng Keo.

Sinh khối (tấn/ha)

55.27 84 96.78 0 20 40 60 80 100 120 Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III

Hình 3.6. Sinh khối tươi lâm phần Keo tai tượng theo cấp đất

Một nghiên cứu khác của Vũ Tấn Phương (2006) cho thấy, ở khu vực phía Bắc sinh khối tươi của Keo lai tuổi 5 và 6 đạt 175 tấn/ha và 235 tấn/ha, với sinh khối khô tương ứng là 93,04 tấn/ha và 110,38 tấn/ha; còn ở khu vực phía Nam giá trị sinh khối tươi đạt 215,58 tấn/ha và 216,51 tấn/ha với sinh khối khô tương ứng là 101,83 tấn/ha và 118,76 tấn/ha.Kết quả sinh khối tươi và khô cây Keo ở khu vực phía Bắc của tác giả thấp hơn so với kết quả chúng tôi nghiên cứu, nhưng kết quả sinh khối tươi cây Keo ở khu vực phía Nam lại cao hơn rõ rệt so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều này cho thấy sinh khối tươi của rừng ngoài ảnh hưởng của loài cây (keo lai, keo tai tượng, keo lá tram) thì còn chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện lập địa nơi trồng rừng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng keo tai tượng (Acacia Mangium) tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)