2. Cơ cấu đónh cắt 3 Hệ thống tiếp điểm
2.6.2. Máy biến dòng: (BI), (TI)
Máy biến dòng (TI) hay (BI) có nhiệm vụ biến đổi một dòng điện có trị số lớn xuống trị số nhỏ, nhằm cung cấp cho các dụng cụ đo lường, bảo vệ rơ le và tự động hóa. Thông thường dòng điện phía thứ cấp của TI là 1A hoặc 5A. Công suất định mức khoảng 5VA đến 120VA.
Về nguyên lí cấu tạo thì máy biến dòng cũng giống như máy biến áp điện lực. Cuộn dây sơ cấp của TI được mắc nối tiếp với dây dẫn điện áp cao. Ở đầu ra nối với đồng hồ đo. Dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp là dòng qua tải. Cuộn dây sơ cấp có số vòng rất nhỏ. Với dòng điện sơ cấp nhỏ hơn hoặc bằng 600A thì cuộn sơ cấp chỉ có một vòng dây. Phụ tải thứ cấp của TI rất nhỏ có thể xem như máy biến dòng luôn luôn làm việc trong tình trạng ngắn mạch. Để đảm bảo an toàn cho người vận hành, cuộn thứ cấp của máy biến dòng luôn phải được nối đất.
66
Hình 25: Hình dạng bên ngoài của máy biến dòng.
Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn
Đọc kỹ các câu hỏi, chọn ý trả lời đúng nhất và tô đen vào ô thích hợp ở cột bên
TT Nội dung câu hỏi a b c d
Tính chọn lọc khi cầu chì tác động lúc có sự cố là: a. Nơi nào cầu chì bảo vệ thì nơi đó tác động. b. Tất cả cầu chì đều tác động hết.
c. Cầu chì tổng tác động. d. Không cầu chì nào tác động cả.
□? □? □? □?
Rơle nhiệt tác động khi xảy ra sự cố quá tải là do: a. Dòng điện sụt giảm b. Điện áp sụt giảm.
c. Sự biến dạng của lưởng kim. d. Sự biến dạng của tiếp điểm.
□? □? □? □?
Trong mạch điện, rơle dòng điện (khi cần lấy tín hiệu) được mắc: a. Song song. b. Nối tiếp. c. Hổn hợp. d. Tất cả đều đúng. □? □? □? □?
Trong mạch điện, Rơle điện áp (khi cần lấy tín hiệu) được mắc: a. Song song. b. Nối tiếp. c. Hổn hợp. d. Tất cả đều đúng. □? □? □? □?
67 Nam châm điện được phân loại theo:
a. Tính chất dòng điện, hình dáng, cách đấu cuộn dây. vào nguồn
b. Loại hút chập hay hút quay. c. Loại hút thẳng hay hút ống. d. Tất cả đều sai.
□? □? □? □?
Cầu dao so lệch (loại DDR) là khí điện dùng để: a. Đóng cắt mạch điện có công suất nhỏ.
b. Đóng cắt mạch điên có công suất lớn. c. Đóng cắt không tải.
d. Bảo vệ chống giật
□? □? □? □?
Rơ le thời gian là thiết bị điện dùng để:
Khống chế quá trình khởi động hoặc dừng động cơ; Chỉ khống chế quá trình hãm dừng;
Đóng cắt phụ tải công suất nhỏ; Tạo thời gian trì hoãn để cắt mạch.
□? □? □? □?
Bài tập thực hành:
Thực hành tháo, lắp, bảo dưỡng, sửa chữa, quan sát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nam châm điện, rơ le điện từ, rơ le nhiệt, cầu chì, thiết bị chống rò.
I. Mục tiêu:
Tháo lắp, phán đoán và sửa chữa được hư hỏng của nam châm điện, rơ le điện từ, rơ le nhiệt, cầu chì, thiết bị chống rò đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
II. Dụng cu, vật liệu.
Các loại kìm, tuốc nơ vít, các loại cờ lê, bút thử điện, đồng hồ vạn năng. Một số loại khí cụ điện như; nam châm điện, rơ le điện từ, rơ le nhiệt, cầu chì, thiết bị chống rò.
III. Nội dung thực hành.
Thao tác sử chữa nam châm điện, rơ le điện từ, thiết bị chống rò: Mở nắp.
Tháo các cuộn dây quan sát bằng mắt thường xem cuộn dây có bị cháy không hoặc dùng đồng hồ megomét kiểm tra cách điện, nếu cuộn dây bị cháy thì phải quấn lại cuộn dây.
Điều chỉnh các tiếp điểm sao cho trùng khớp hoàn toàn với nhau, dùng giấy ráp vệ sinh sạch các tiếp điểm.
68 Kiểm tra sự đàn hồi của lò xo. Rơ le nhiệt, cầu chì:
Tháo thanh lưỡng kim kiểm tra xem có bị biến dạng, cong vênh nếu bị biến dạng thì phải thay bằng thanh lưỡng kim mới.
Tháo các tiếp điểm ra nắn thẳng, làm phẳng và vệ sinh sạch sẽ. Thay thế các lò xo nếu thấy đàn hồi đã kém.
69
Bài 3
Khí cụ điện điều khiển Mục tiêu:
- Phân tích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện điều khiển;
- Phát hiện và xử lý được những sai hỏng của các loại khí cụ điện điều khiển; - Có ý thức, trách nhiệm học tập.