Tính chọn thiết bị chống rò điện

Một phần của tài liệu Giáo trình Khí cụ điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 25 - 26)

2. Cơ cấu đónh cắt 3 Hệ thống tiếp điểm

2.5.3. Tính chọn thiết bị chống rò điện

+ Chọn lọc theo dòng tác động.

Thiết bị chống dòng điện rò có nhiều loại (RCCB, DDR, ID và RCD), có nhiều giá trị tác động khác nhau để lựa chọn: 10mA, 30mA, 100mA, 300mA, 500mA.

+ Loại thiết bị bảo vệ chống dòng điện rò có độ nhạy 300mA và 500mA chỉ thích hợp khi dùng để bảo vệ hệ thống điện dân dụng tránh các rủi ro về hỏa hoạn

Đối với các thiết bị gia dụng để xẩy ra hiện tượng chạm vỏ liên tục với dòng điện rò lớn có thể dùng loại 100mA.

+ Loại 30mA là phổ biến nhất được dùng làm thiết bị bảo vệ chống điện giật Trong các hệ thống điện đòi hỏi độ an toàn cao như ở nơi công cộng hoặc ở nơi mà người sử dụng là người tàn tật, người không có kỹ năng sử dụng điện như bệnh viện, trường học, nhà trẻ, phòng riêng của trẻ cần có thiết bị đặc biệt an toàn. Trong những trường hợp này ta sử dụng thiết bị bảo vệ chống dòng điện rò có độ nhạy 10mA.

Chọn lựa theo đặc điểm của mạng điện.

Có nhiều thiết bị chống dòng điện rò khác nhau với những đặc điểm khác nhau của mạng điện. Những đặc điểm khác nhau đó là chính là mức độ ổn định của mạng điện được phân thành các cấp sau:

- Mạng điện tiêu chuẩn (cấp AC) là mạng điện làm việc có tính ổn định. Thiết bị chống dòng điện rò cho mạng này có thể chọn loại bình thường.

- Mạng điện có mặt của thành phần một chiều dao động (cấp A). Trong trường hợp có sự cố chạm đất trong mạch sẽ sinh ra dòng một chiều xung, sóng này không kích hoạt cơ cấu đóng ngắt của RCCB thông thường, ta cần sử dụng loại RCCB đặc biệt có biến dòng làm bằng vật liệu sắt từ có độ từ thẩm cực cao để cảm nhận dòng sự cố một chiều xung tác động ngắt mạch.

- Mạng điện có mặt của thành phần một chiều ổn định (cấp B). Nhà chế tạo cũng đã chế tạo loại RCCB thích hợp.

Đối với hệ thống không ổn định (cấp C) mạng điện có sự dao động lớn bởi quá điện áp khí quyển (sét), động cơ khởi động. Trong mạng này sử dụng loại Si-RCCB.

62

2.5.4. Hư hỏng và nguyên nhân gây hư hỏng

Hiện tượng hư hỏng tiếp điểm. Nguyên nhân:

Chọn không đúng công suất khí cụ điện: chẳng hạn dòng điện định mức, điện áp và tần số thao tác của khí cụ điện không đúng với thực tế v v…

Lực ép trên các tiếp điểm không đủ.

Giá đỡ tiếp điểm không bằng phẳng, cong, vêng hoặc lắp ghép lệch.

Bề mặt tiếp điểm bị ôxy hóa do xâm thực của môi trường làm việc (có hóa chất, ẩm ướt vv…

Do hậu quả của việc xuất hiện dòng điện ngắn mạch giữa dây pha với ‘’đất’’ở phía sau thiết bị chống rò.

Hiện tượng hư hỏng các cuộn dây. Nguyên nhân:

Ngắn mạch cục bộ giữa các vòng dây do cách điện xấu.

Ngắn mạch giữa các dây dẫn ra do chất lượng cách điện xấu hoặc ngắn mạch giữa dây dẫn và các vòng dây quấn do đặt giao nhau mà không có lót cách điện.

Đứt dây quấn.

Điện áp tăng cao quá điện áp định mức, dòng điện tăng quá dòng định mức làm hỏng các cuộn dây so lệch.

Do nước êmunxi, do muối, dầu, khí hóa chất…của môi trường xâm thực làm chọc thủng cách điện vòng dây.

Một phần của tài liệu Giáo trình Khí cụ điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)