Phát triển về dịch vụ gia tăng

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 128 - 129)

Mạng lưới các tuyến xe buýt đa dạng của Hà Nội mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng sử dụng:

- Các tuyến buýt nội đô, xuyên tâm;

- Các tuyến buýt kết nối: các trường Đại học, bệnh viện, khu đô thị, các điểm du lịch xung quanh Hà Nội, các bến xe đầu mối,

- Tuyến buýt 86 và 68 từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài; - Tuyến buýt hai tầng Citytour phục vụ khách du lịch;

- Tuyến buýt nhanh BRT…

Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ về lượng, hệ thống xe buýt của Hà Nội cũng đã có những bước tiến ấn tượng về chất, hơn 50% phương tiện xe buýt của Transerco đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Đồng thời các tiện ích trên xe cũng liên tục được tăng cường, nhằm mang lại sự thuận tiện cho hành khách như: Hệ thống phát wifi miễn phí, hệ thống định vị GPS, hệ thống thông báo điểm dừng tự động, đèn led giúp dễ dàng nhận diện tuyến xe và lộ trình. Ngoài ra, việc ra mắt phần mềm Timbus với chức năng thông báo thời gian xe đến, được cài đặt trên các điện thoại thông minh, đã giúp cho hành khách chủ động hơn trong việc sử dụng dịch vụ xe buýt.

Cùng với đó, việc đưa vào khai thác phần mềm timbuyt.vn cũng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của hành khách. Phần mềm này cho phép người dùng tìm kiếm đường đi của xe buýt, tra cứu thông tin các tuyến buýt về lộ trình, điểm dừng đỗ, thời gian, tần suất hoạt động,… kể cả điện thoại không có kết nối in-tơ- nét, ứng dụng cả hệ điều hành Android và IOS, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Thực hiện chủ trương phát triển VTHKCC của thủ đô, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký vận hành 10 tuyến buýt mới bằng xe chạy điện và cam kết đầu tư 150 - 200 xe buýt điện cao cấp với hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư trung tâm quản lý và vận hành xe buýt thông minh, trạm kỹ thuật cùng hệ thống trạm sạc pin tại các điểm đầu cuối, bãi đỗ xe ban đêm để đáp ứng yêu cầu vận hành của hệ thống xe buýt điện.

Hiện tập đoàn đang làm việc với Cục Đăng kiểm Việt Nam để bảo đảm các xe buýt điện đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy chuẩn hiện hành...

Với đặc thù "ngõ nhỏ, phố nhỏ", TP Hà Nội cũng cần phát triển các loại phương tiện VTCC công suất nhỏ như buýt mi-ni và xe điện chạy theo tuyến nhưng không cần bến, xe lam, xe đạp công cộng để kết nối với các tuyến xe buýt. Trong tương lai xa, có thể đầu tư một số tuyến tàu điện thường, trang bị hiện đại chạy quanh Hồ Gươm, dọc các đường Bà Triệu, Hàng Bài, Tràng Thi,... Đây là loại phương tiện VTCC rất kinh tế và đẹp đối với các thành phố du lịch.

Qua các phân tích trên có thể thấy các doanh nghiệp chỉ cải tiến những dịch vụ hiện có, còn các dịch vụ mới, những dịch vụ mang tính đột phá vẫn còn chưa được chú trọng đầu tư. Ngành GTVT và các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến những dịch vụ này trong thời gian tới, nhằm nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách đường bộ.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w