Thẩm quyền quản lý được quy định cụ thể như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương:
Chính phủ thống nhất QLNN đối với hoạt động nghệ thuật biểu diễn và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về điều hành toàn bộ hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện việc thống nhất QLNN về hoạt động biểu diễn nghệ thuật. QLNN ở cấp Bộ có nội dung như sau: 62 Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Báo cáo tổng kết công tác nghệ thuật biểu diễn, 2020.
(i) Ban hành hoặc trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
(ii) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển sự nghiệp.
(iii) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và hoạt động hợp tác quốc tế.
(iv) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
(v) Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, tôn vinh các nghệ sĩ, cá nhân, tập thể.
(vi) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên toàn quốc. (vii) Phân công nhiệm nhiệm vụ, phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan trực thuộc, cơ quan, đơn vị thuộc diện quản lý ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ VHTTDL thực hiện quản lý nhà nước hoạt động nghệ thuật biểu diễn và chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền.
- Cục Nghệ thuật biểu diễn là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và văn học; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn và văn học trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.63
Cơ quan quản lý đối với BDNT ở địa phương:
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức và định hướng toàn bộ hoạt động NTBD diễn ra ở địa phương mình. UBND thành phố chịu trách nhiệm trước Trung ương về việc thực hiện chiến lược phát triển hoạt động NTBD cũng như đảm bảo sự ổn định của thị trường NTBD. Cấp, thu hồi giấy phép đối với cơ sở tổ chức doanh nghiệp trong lĩnh vực NTBD ở địa phương theo quy định của Bộ VHTTDL. Hướng dẫn, thanh tra kiểm tra các hoạt 63 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quyết định 1697/QĐ-BVHTTDL, Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Nghệ thuật biểu diễn, ngày 5/10/2018.
động NTBD trên đại bàn lãnh thổ của mình. Tạm đình chỉ giấy phép do cơ quan QLNN có thẩm quyền cấp nếu họ vi phạm và báo có cho Bộ giải quyết; thu hồi, cấm lưu hành hoặc quyết định tiêu hủy sản phẩm NTBD thuộc thẩm quyền theo qui định của Chính phủ.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện trực tiếp quản lý nhà nước về hoạt động NTBD ở địa phương. Đây là cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, thành phố giúp chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định ở trên. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong phạm vi địa phương như sau:
(i) Thực hiện, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về văn hóa và các cơ quan trực thuộc tại địa phương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong phạm vi địa phương theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(ii) Triển khai các biện pháp thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển sự nghiệp hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong phạm vi địa phương.
(iii) Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến nghệ thuật biểu diễn tại địa phương.
(iv) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại địa phương.
(v) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo tổ chức các cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn trong phạm vi địa phương.
(vi) Phân cấp quản lý, kiểm tra hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại địa phương. (vii) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong phạm vi địa phương.
(viii) Báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại địa phương khi được yêu cầu.
Thanh tra văn hóa thuộc Bộ VHTTDL là cơ quan giúp Bộ thực hiện quản lý các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn theo qui định của Luật và Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:
+ Thanh tra việc quản lý nhà nước về NTBD
+ Thanh kiểm tra việc chấp hành qui định pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực NTBD
+ Xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động.
Trên thực tế, từ những năm 2000 trở về trước, ngành NTBD thực hiện công tác quản lý đối với các đơn vị nghệ thuật theo cơ chế hành chính đơn thuần và hoàn toàn không có căn cứ pháp luật nào để thẩm định nghệ thuật. Điều này có nghĩa là các chương trình biểu diễn sẽ được duyệt về hình thức, chứ không hề duyệt về nội dung nghệ thuật. Khi dàn dựng hoàn chỉnh một chương trình, đơn vị tổ chức báo cáo sơ duyệt và tổng duyệt, là cơ quan quan lý nhà nước cho phép biểu diễn. Điều đó dẫn đến tình trạng các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật không chú trọng tới đổi mới nội dung và chất lượng nghệ thuật. Chính vì thế, nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng không cao, không có sức thu hút đối với khán giả. Nhận thức rõ điều này, ngày 24/12/2013 Bộ VHTTDL đã ban hành Thông tư số 15/2013/TT- BVHTTDL về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng nghệ thuật (HĐNT) trong lĩnh vực NTBD, theo đó:
HĐNT do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định thành lập, bao gồm: 1- HĐNT cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định thành lập; 2- HĐNTcấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập; 3- HĐNT của Cục Nghệ thuật biểu diễn do Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn quyết định thành lập; 4- HĐNT của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch do Giám đốc Sở quyết định thành lập; 5- HĐNT của Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và địa phương do Ban Chấp hành Hội bầu ra và Chủ tịch Hội quyết định thành lập; 6- HĐNTcủa đơn vị nghệ thuật Trung ương, địa phương và các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang do người đứng đầu đơn vị quyết định thành lập.
Thành phần HĐNT gồm các nhà quản lý, người làm chuyên môn có uy tín, năng lực thuộc các chuyên ngành trong lĩnh vực NTBD.
HĐNT thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn về tư tưởng, nội dung, hình thức và chất lượng nghệ thuật cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị về việc dàn dựng, công bố và phổ biến các tác phẩm, chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; kiến nghị các giải pháp về quản lý, định hướng sáng tác, nâng cao chất lượng nghệ thuật, nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện các tác phẩm, chương trình nghệ thuật thuộc lĩnh vực NTBD.
Quy chế cũng nêu rõ, HĐNT có nhiệm vụ đánh giá mức độ sai phạm và đề xuất hình thức xử lý vi phạm đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
biểu diễn và tổ chức biểu diễn các chương trình, tác phẩm thuộc lĩnh vực NTBD… Có thể nói HĐNT không chỉ góp phần giúp cơ quan QLNN thẩm định nội dung, chất lượng nghệ thuật và các vấn đề liên quan đến chương trình mà còn góp phần không nhỏ trong việc định hướng thẩm mỹ cho các chính các nhà tổ chức biểu diễn, diễn viên và cả cộng tác viên tham gia thực hiện từ âm thanh, ánh sáng, sân khấu, bố cục cho đến trang phục, phong cách biểu diễn… Gọi là HĐNT, nhưng hội đồng này không chỉ góp ý về mặt nghệ thuật mà còn chịu trách nhiệm cả về tư tưởng, chủ đề, bảo đảm những tác phẩm được cấp phép không có những sai lệch về quan điểm chính trị hoặc vi phạm thuần phong mỹ tục.
Mô hình QLNN về NTBD chính là việc đưa ra sự phân cấp quản lý, cơ chế QLNN nhằm đảm bảo sự tác động của nhà nước, thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ hoạt động NTBD và tổ chức NTBD mang tính chuyên nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc định hướng, thiết lập trật tự, kỷ cương của các hoạt động NTBD đạt mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong sự phát triển chung của sự nghiệp NTBD và nguồn nhân lực NTBD cho quốc gia.
Hiện nay, mô hình quản lý về văn hóa nói chung và NTBD nói riêng được xây dựng nằm trong mối tương quan và tương ứng với bộ máy lãnh đạo văn hóa tư tưởng của Đảng và bộ máy lập pháp của Quốc hội. Theo đó, bộ máy quản lý này được xây dựng heo hệ thống khép kín từ Trung ương đến địa phương. Trên thực tế, ta thấy ở cấp Trung ương là Chính phủ là cơ quan tối cao về QLNN có thẩm quyền chung đối với toàn bộ hoạt động NTBD. Bộ VHTTDL là thành viên của Chính phủ thực hiện thống nhất hoạt động quản lý NTBD trên toàn quốc. Trong đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn là cơ quan chịu trách nhiệm trước Bộ, bộ phận quản lý trực tiếp, thực hiện QLNN về hoạt động thuộc lĩnh vực NTBD. UBND tỉnh, thành phố là cơ quan quản lý cấp địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu giúp UBND tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý hoạt động NTBD ở địa phương mình.
Mô hình quản lý trên, thể hiện rõ một trong những nội dung cơ bản về QLNN về văn hóa nói chung, quản lý hoạt động NTBD và tổ chức NTBD nói riêng. Quản lý lĩnh vực này không chỉ đơn thuần mang tính đưa hoạt động BDNT vào khuôn khổ bằng mệnh lệnh hành chính, mọi hoạt động quản lý nhằm mục đích phát huy khả năng sáng tạo, đưa NTBD vào việc tổ chức để phát triển lên một bước mới. Đó là tư tưởng chủ đạo bao trùm để phát triển ngành NTBD và tạo nguồn nhân lực NTBD cho quốc gia.
Cơ quan QLNN ở Trung ương vẫn thực hiện quá nhiều thủ tục hành chính mang tính sự vụ, chưa tập trung xây dựng chính sách định hướng, phát triển hoạt
động NTBD, chưa thực hiện nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến quảng bá thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu quốc gia ngành công nghiệp văn hóa và đặc biệt chưa thực hiện chính sách kiến tạo, thúc đẩy phát triển thị trường văn hóa nghệ thuật.
Qua công tác tổng kết, đánh giá thực thi quy định pháp luật về quản lý hoạt động NTBD, một trong những bất cập còn tồn tại đó là. Công tác này không những không phù hợp với thực tiễn mà còn thiếu sự thống nhất với hệ thống pháp luật.
Về thực tiễn, các nội dung phân cấp quản lý hoạt động NTBD chưa phù hợp, phát sinh bất cập trong trường hợp cơ quan hành chính ở địa phương thiếu quyền hạn quản lý và hạn chế áp dụng hình thức xử lý khi có các vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý nếu các đối tượng này được Bộ VHTTDL cấp giấy phép.
Trong quá trình hoạt động, các cơ quan quản lý chuyên ngành các cấp còn phối kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể chức năng để quản lý, kiểm tra, xử lý những sai phạm trên thị trường NTBD như: Công an văn hóa, Quản lý thị trường, Cơ quan thuế, Hải quan địa phương. Sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất đồng bộ của các tổ chức ban ngành trên đây cùng với việc sử dụng các công cụ quản lý linh hoạt và phương pháp quản lý khoa học sẽ mang lại hiệu quả như mục tiêu quản lý đặt ra.