Thực tiễn thực hiện hoạt động phối hợp liên ngành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 99 - 163)

Hoạt động BDNT không chỉ là nội dung quản lý của ngành văn hóa mà cần phải có sự phối hợp liên ngành trong quá trình tổ chức thực hiện như an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy và bảo hộ SHTT.

3.2.3.1 Hoạt động phối hợp nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong tổ chức biểu diễn nghệ thuật

Hiện nay, trong hoạt động chấp thuận đối với tổ chức BDNT, cơ quan có thẩm quyền chủ yếu mới chỉ quan tâm tới nội dung chuyển tải trong chương trình, nghĩa là mới dừng ở bề nổi mà chưa chú ý đến những yếu tố khác góp phần tạo nên chương trình như khâu bảo đảm an ninh, an toàn, giải pháp ứng phó khi có sự cố… Vì thế, bên cạnh thẩm định nội dung nghệ thuật, cần có đánh giá trách nhiệm của đơn vị tổ chức đưa ra được quy trình biện pháp bảo đảm an ninh dựa trên nội dung đo lường lượng khán giả, cũng như khả năng đáp ứng của điểm đến đối với các tiêu 67 (Trích https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nhung-quy-dinh-bat-kha-thi-ve-bieu-dien-nghe-thuat-

chí đặt ra của sự kiện, nhất là với sự kiện lớn, dự kiến thu hút đông người.

Trong bối cảnh hội nhập, ở nhiều lĩnh vực, xã hội hóa được coi là “chìa khóa” quan trọng nhằm tăng cường cao nhất hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ. Với văn hóa - nghệ thuật cũng không phải là ngoại lệ. Sự huy động thêm các nguồn lực của xã hội cùng đầu tư cho các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hóa, đã góp phần tạo điều kiện để văn hóa phát triển mạnh, rộng khắp, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Không thể phủ nhận, những năm qua, phương thức này đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, mang tới luồng sinh khí mới cho diện mạo văn hóa nước nhà mà có lẽ dễ thấy nhất là ở lĩnh vực NTBD. Chỉ tính riêng ở Tp. Hồ Chí Minh, qua bốn năm thực hiện, giá trị nguồn thu từ xã hội hóa văn hóa đã tăng gấp 10 lần: từ 2,8 tỷ đồng năm 2014 lên 28,6 tỷ đồng năm 2017.

Điều này lý giải sự bùng nổ số chương trình nghệ thuật - giải trí được xã hội hóa những năm qua ở nước ta. Nhưng bên cạnh đó, một số bất cập trong việc bảo đảm chất lượng nghệ thuật, tác động môi trường văn hóa, cũng như bảo đảm an ninh, an toàn cho các chương trình. Vụ việc bảy thanh niên bị chết tại lễ hội âm nhạc điện tử “Du hành tới mặt trăng” (Trip to the Moon) tại Công viên nước Hồ Tây (Hà Nội) vừa qua thật sự là hồi chuông báo động cho sự lỏng lẻo trong khâu tổ chức, quản lý, giám sát các chương trình nghệ thuật - giải trí xã hội hóa. Đến thời điểm này, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng khi một sự kiện quy mô, thu hút hàng nghìn khán giả được cấp phép, diễn ra tại một tụ điểm văn hóa nổi tiếng ở Thủ đô mà khâu kiểm soát an ninh lại rất thiếu cẩn trọng. Đáng lưu tâm là các nạn nhân được đưa tới bệnh viện cấp cứu đều dương tính với ma túy. Chưa kể việc bóng cười được bán công khai tại sự kiện, khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan công an đã thu giữ hàng chục bình bơm khí N2O, hàng trăm quả bóng cười đã sử dụng, cùng các tinh thể mầu trắng, viên nén nghi là ma túy tổng hợp…Vụ việc đã được Công an Tp. Hà Nội khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ. Tuy nhiên hậu quả mà ai cũng thấy là thay vì diễn ra một chương trình văn hóa với nhiều ý nghĩa cho lớp trẻ đã bỗng chốc biến thành môi trường tiêu thụ “hàng cấm”, để một số bạn trẻ vui chơi quá đà với chất kích thích phải nhận hậu quả cay đắng…

Bên cạnh tình trạng buông lỏng, lộn xộn, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, không bảo đảm an ninh trật tự, thời gian qua, không ít chương trình nghệ thuật - giải trí còn tổ chức “chui”. Trong những năm qua, rất nhiều chương trình, hoạt động BDNT đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng hoặc có nguy cơ gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm quy định PCCC. Ví dụ như, một nam sinh chết do bị điện giật

khi tham gia một đêm nhạc hội không được cấp phép ở Hải Phòng năm 2015; Cuộc thi “Sắc đẹp và trí tuệ” do đơn vị tổ chức không trình được bất cứ giấy phép nào liên quan đã bị đoàn thanh tra liên ngành Tp. Vũng Tàu đã đình chỉ năm 2017. Năm 2018, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải yêu cầu đơn vị cho thuê địa điểm cúp cầu dao điện để dừng cuộc thi “Duyên dáng Doanh nhân Việt 2018” ngay trước thời điểm công bố các giải thưởng cao nhất vì cuộc thi không được cấp phép. Do đó, thực tế cho thấy tình trạng coi thường luật pháp, không chỉ thể hiện qua một số đơn vị ngang nhiên tổ chức sự kiện không cần giấy phép của cơ quan chức năng, mà còn ở việc một số đơn vị đã được cấp phép song lại thực hiện thêm các hạng mục ngoài giấy phép, hoặc “treo đầu dê, bán thịt chó”, quảng cáo một đằng, thực hiện một nẻo vẫn còn tồn tại trên thực tế.

Việc để xuất hiện những khoảng trống tương đối lớn trong sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức sự kiện như: cơ quan quản lý văn hóa, ban tổ chức, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, ban quản lý điểm đến, … đã dẫn đến tình trạng khi có sự cố phát sinh đều rất khó quy trách nhiệm, để rồi sau đó đâu lại vào đấy. Do đó, cần có bộ quy chuẩn về cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị liên quan nhằm hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra sự cố tại các chương trình nghệ thuật - giải trí xã hội hóa, nhất là chương trình tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Chỉ có như thế mới bảo đảm cho công chúng được thụ hưởng văn hóa từ các chương trình nghệ thuật - giải trí xã hội hóa vừa có tính nghệ thuật cao, vừa có nội dung lành mạnh, tích cực, hữu ích.

3.2.3.2 Hoạt động phối hợp trong đảm bảo bản quyền tác giả

Thực hiện Công ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả mà Việt Nam đã ký cam kết thực hiện, tháng 10/2004. Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, tổ chức BDNT chuyên nghiệp; các đơn vị sản xuất, phát hành băng, đĩa ca múa nhạc, sân khấu trên toàn quốc: khi sử dụng các tác phẩm âm nhạc, sân khấu của tác giả nước ngoài dưới mọi hình thức (trừ những tác phẩm âm nhạc cổ điển đã hết thời gian bảo hộ quyền tác giả và các tác phẩm dân ca, dân gian các nước) phải được phép bằng văn bản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diện hợp pháp quyền tác giả. Văn bản đó được bổ sung vào hồ sơ xin cấp phép biểu diễn, sản xuất, phát hành băng, đĩa.

Tuy nhiên, đối với tác giả là người Việt Nam thì chưa có quy định tương tự để bảo vệ quyền lợi của họ. Thậm chí giấy tờ chứng minh sự cho phép sử dụng tác phẩm chỉ được yêu cầu trong hồ sơ xin cấp phép sản xuất, lưu hành băng đĩa ca

nhạc, sân khấu, còn hồ sơ xin cấp phép công diễn lại không yêu cầu. Và đây chính là một kẽ hở để các đơn vị tổ chức NTBD trốn tránh nghĩa vụ đối với tác giả.

Chính vì quy định này mà Trung tâm Bảo hộ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã có ý kiến về việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn “tiếp tay” cho những vi phạm về bản quyền của các đơn vị tổ chức biểu diễn, vì đã cấp phép cho các chương trình công diễn mà không quan tâm đến việc người sử dụng tác phẩm có xin phép tác giả hay chủ sở hữu hay không. Điều này đã tạo điều kiện cho các đơn vị tổ chức biểu diễn cố tình không thực hiện nghĩa vụ về bản quyền theo quy định của luật pháp. Cùng với đó, hơn 30 nhạc sĩ đã cùng lên tiếng chỉ trích các đơn vị tổ chức biểu diễn và nhà sản xuất chương trình băng đĩa nhạc cố tình không thanh toán tác quyền khi sử dụng các ca khúc để kinh doanh.

Vì không có chế tài buộc các đơn vị tổ chức biểu diễn phải thực hiện nghĩa vụ tác quyền, nên dù VCPMC báo cáo tới cơ quan thanh tra văn hóa các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời nhờ một số văn phòng luật sư can thiệp, nhưng vẫn không thu được kết quả gì. Cuối cùng VCPMC đành phải thường xuyên liên hệ với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, xin danh sách các chương trình đã cấp phép biểu diễn để tự đi đòi tiền bản quyền.

Tuy nhiên, quy chế 47 về biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành năm 2004 không quy định đơn vị tổ chức biểu diễn phải có hóa đơn chứng minh đã đóng tiền bản quyền mới được cấp phép. Do đó, Cục chỉ có trách nhiệm nhắc nhở chứ không thể bắt họ thực hiện nghĩa vụ với các nhạc sĩ. Do đó, vẫn còn tồn tại quan điểm: “Luật không yêu cầu đơn vị tổ chức phải có hóa đơn thanh toán tiền bản quyền trong hồ sơ xin phép thì chúng tôi không bắt họ làm điều đó được. Nếu người tổ chức biểu diễn làm sai quy định về bản quyền thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.68

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cùng nhiều văn bản pháp quy khác như Nghị định 61, Nghị định 75 quy định rất rõ về quyền tác giả và nghĩa vụ của người sử dụng bản quyền nhưng Cục Nghệ thuật Biểu diễn lại chỉ áp dụng Quy chế 47 - một văn bản dưới luật cần điều chỉnh bổ sung do có nhiều bất cập với tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, Quy chế 47 không quy định phải kèm biên lai đóng tiền tác quyền trong hồ sơ xin phép công diễn, sản xuất chương trình, không có nghĩa người sử dụng tác phẩm được quyền vi phạm quyền tác giả đã quy định trong luật và các nghị định trên nó. Do đó, không xác 68 Theo ông Nguyễn Thành Nhân, Phó trưởng phòng Cấp phép Cục Nghệ thuật Biểu diễn, khẳng định Cục quản lý nội dung, còn bản quyền thuộc về quan hệ dân sự.

định rõ trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong việc các hoạt động BDNT vi phạm bản quyền tác giả hay vi phạm các cam kết quyền SHTT về BDNT được quy định trong hiệp định thương mại EVFTA.

3.2.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

BDNT là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, nó lại thuộc về đời sống tinh thần nên việc quản lý chặt chẽ nó vô cùng khó khăn và phức tạp. Hơn nữa hiện nay ngành NTBD nước ta đang nảy sinh rất nhiều bất cập như ca sĩ, diễn viên, ... chạy theo thị hiếu khán giả để trục lợi, trang phục biểu diễn hở hang, phản cảm, hát nhép, nghệ sĩ có những phát ngôn sốc, cố tình tạo scandal để nổi tiếng... điều đó tác động không nhỏ vào nhận thức, thị hiếu về nghệ thuật, thẩm mỹ, làm biến đổi sâu sắc suy nghĩ, tình cảm và cả hành động của một bộ phận giới trẻ, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, đi ngược lại với truyền thống văn hóa của dân tộc. Trước những khó khăn, thách thức trên, công tác QLNN, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm các hoạt động BDNT đang trở thành vấn đề hết sức cấp thiết.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là một trong những nội dung quan trọng của QLNN đối với BNDT. Thông qua các hoạt động này, các hành vi vi phạm đã bị phát hiện và xử lý kịp thời. Hoạt động thanh tra chủ yếu do đội ngũ thanh tra chuyên ngành thực hiện. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về thẩm quyền xử phạt VPHC của Chủ tịch UBND các cấp đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Thực tế trong các năm qua, đã có rất nhiều vụ việc vi phạm bị phát hiện và xử lý. Ví dụ như, trong năm 2016, về công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, qua đường dây nóng và báo chí, Cục NTBD phát hiện kịp thời phối hợp với Thanh tra Bộ chỉ đạo Thanh tra Sở VHTTDL, Sở VHTT: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng… kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn như: Cuộc thi “Hoa khôi thời trang 2016, ông Nguyễn Phúc Vĩnh Cường tham dự cuộc thi “Nam vương toàn cầu 2016” tại Thái Lan, bà Phạm Huỳnh Tiên tham dự cuộc thi “Miss Asia 2016” tại Úc, hành vi vi phạm của ca sỹ Thu Minh, Phương Thanh và đơn vị tổ chức chương trình “Lễ trao giải VTV Bài hát tôi yêu 2016”, xử lý vi phạm trong chương trình nghệ thuật “Khai mạc Hội chợ - Triển lãm thành tựu kinh tế doanh nhân trẻ Quảng Ninh năm 2016”.69

Qua công tác tổng kết thi hành pháp luật, có thể tổng hợp một số trường hợp như sau:

- Các đơn vị, cá nhân tổ chức BDNT vẫn có sai phạm, nhiều khi là cố tình sai phạm các nội dung được cấp phép. Những sai phạm thường gặp là tổ chức biểu diễn ở địa phương này nhưng lại tổ chức biểu diễn ở địa phương khác; lợi dụng giấy giới thiệu của cơ quan nhà nước để ký hợp đồng biểu diễn; tổ chức bán vé thu tiền nhưng không thực hiện đúng hợp đồng; bán vé quá số ghế quy định, tự ý tăng giá vé; quảng cáo không đúng nội dung, thời gian biểu diễn; mạo danh, sử dụng không đúng tên, nghệ danh của ca sĩ, diễn viên đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt trong giấy phép… Bên cạnh đó là các sai phạm trên sàn diễn, như biểu diễn sai danh mục các tiết mục đã được duyệt; vi phạm về trang phục, những hành vi phản cảm của diễn viên…

- Lãnh đạo một số Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch cho biết trong trường hợp các đơn vị tổ chức không thực thi nghĩa vụ bản quyền khiến tác giả hoặc VCPMC có ý kiến thì cơ quan cấp phép sẽ xem xét không cấp phép cho những hồ sơ tiếp theo. Tuy nhiên, việc này cũng không mấy khả thi vì các đơn vị tổ chức biểu diễn thường xuyên lách luật bằng cách liên doanh, mượn hoặc thuê đơn vị khác làm thủ tục xin phép biểu diễn một lần, thậm chí họ thành lập nhiều công ty con, công ty ma làm thủ tục xin cấp giấy phép biểu diễn một lần.

- Một số thủ tục cấp phép theo quy định hiện nay không phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuộc ngành văn hóa mà thuộc công vụ của ngành khác, cụ thể là: Quy định cấp giấy phép cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài BDNT do có tính chất quản lý về nhân thân, xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú và lao động; Quy định quản lý hoạt động lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu do có tính chất quản lý hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa.

- Quy định cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp lợi dụng nhằm lẩn tránh quy định về quản lý lao động như quy định khai báo lao động nước ngoài hoặc quy định cấp giấy phép lao động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 99 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w