Đường cao tốc được thiết kế để xe ô tô chạy với tốc độ lớn hơn hoặc bằng 60km/h. Đó là loại đường tốt, có dải phân cách (cố định, di động, vạch kẻ đường) để phân rõ chiều xe chạy; mỗi chiều phân ra nhiều làn đường, mỗi làn ứng với từng cấp tốc độ khác nhau. Làn ngoài cùng (sát dải phân cách) có tốc độ lớn nhất.
Do xe ô tô chạy với tốc độ cao, ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ, người lái xe phải tập trung quan sát và phán đoán chính xác để xử lý tình huống sớm. Không lấy lái nhiều và không phanh gấp.
Trong quá trình chuyển động trên đường, đặc biệt là đường cao tốc có nhiều trường hợp phải đổi làn đường như:
109
Hình 3.27: Lái xe trên đường cao tốc
Khi đổi làn đường rất dễ gây nguy hiểm, do vậy người lái xe cần chú ý: - Quan sát và kiểm tra sự an toàn: quan sát góc chết (góc không nhìn được qua gương); quan sát xe chạy sau và chướng ngại vật phía trước;
- Phát tín hiệu xin đổi làn đường để xe khác biết; - Chọn thời cơ để đổi làn đường:
+ Khi còn cách xa xe sau; Giữ tốc độ đổi làn đường
Giữ tốc độ, không để xe sau bám theo. Giảm tốc độ, cho xe sau đi qua + Khi xe sau tiếp cận:
Tăng tốc độ chạy đổi làn đường
Hình 3.28: Chuyển làn đường
- Đổi làn đường xong, tắt tín hiệu.
Xử lý các tình huống trên đường cao tốc
Tuyệt đối không được dừng đỗ trên đường cao tốc, nhất là trên làn đường có tốc độ cao
110
Khi xe gặp sự cố kỹ thuật trên đường cao tốc, bật tín hiệu đèn khẩn cấp, kiểm tra an toàn quanh xe, khi đủ điều kiện nhanh chóng đưa xe vào làn dừng đỗ khẩn cấp (lưu ý khi đi trên đường có nhiều làn đường thì chuyển dần từng làn
một, khôngchuyển làn đột ngột), đặt tín hiện khẩn cấp để cảnh báo cho các xe
khác.
Chuyển làn trong trường hợp khẩn cấp
Khi dừng khẩn cấp trên đường cao tốc phải đặt cảnh báo để báo hiệu cho các xe ở phía sau biết, khoảng cách đặt cảnh báo khi gặp sự cố ban ngày tối thiểu 100 m từ phía sau xe, khoảng cách đặt cảnh báo khi gặp sự cố ban đêm tối thiểu 200 m từ phía sau xe như trên hình.
111