o Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hạt động:
1.2.4. Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp *Chính sách sản phẩm
*Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm là những chiến lược, kế hoạch, định hướng về sản phẩm của công ty, về tất cả những gì công ty có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý của người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm, sử dụng hay mong muốn nào đó. Chính sách sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở giúp công ty xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng, hạn chế rủi ro, cũng như chỉ đạo các chiến lược kinh doanh khác nhau liên quan đến sản phẩm.
- Đa dạng hóa sản phẩm
Khi sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp bị ế ẩm vì nhu cầu thị trường giảm hoặc do cạnh tranh tăng thì doanh nghiệp phải có hướng đa dạng hoá các hoạt động hoặc thị trường mới. Chiến lược đa dạng hoá có các hình thức sau:
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: Đây là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách phát triển sản phẩm mới phù hợp với công nghệ hiện tại hoặc công nghệ mới để cung cấp cho thị trường mới. Sản phẩm mới trong chiến lược đa dạng hoá đồng tâm là những sản phẩm mới hay đã có mặt trên thị trường nhưng công ty chưa tham gia sản xuất kinh doanh. Nếu thực hiện chiến lược, những sản phẩm này có thể bán trên cùng kênh phân phối với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp.
Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang: Là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách phát triển sản phẩm mới theo công nghệ mới để đáp ứng bổ sung nhu cầu của thị trường hiện tại. Những sản phẩm mới này có thể là sản phẩm mới hoàn toàn hoặc đã có trên thị trường nhưng công ty chưa tham gia sản xuất và chúng có thể chào bán trên cùng kênh phân phối với các sản phẩm hiện tại, nhằm đáp ứng các nhu cầu có liên quan với nhu cầu hiện tại của khách hàng trên các phân khúc thị trường mục tiêu.
Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp: Đây là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách sản xuất sản phẩm mới theo công nghệ mới để cung cấp cho thị trường mới.
Những sản phẩm mới trong chiến lược này có thể không liên quan gì với công nghệ ngành hàng sản xuất hiện tại của doanh nghiệp và chúng được chào bán trên kênh phân phối riêng biệt, khác với kênh phân phối các sản phẩm hiện tại.
Để sản phẩm của mình có thể thu hút được khách hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc quan tâm đến chất lượng là một chiến lược đúng đắn. Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Hay nói cách khác, nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều chủng loại mẫu mã, bền hơn và tốt hơn. Điều này làm cho khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ thu dường như ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Cải tiến kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm
Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thị trường cũng theo đó mà phát triển nhanh chóng. Không chỉ dừng lại ở việc mua sắm sản phẩm, người tiêu dùng luôn có nhu cầu được sử dụng những mặt hàng mẫu mã đẹp và hiện đại hơn. Nắm bắt được tâm lý đó, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng nhiều hơn đến cải tiến kiểu dáng, mẫu mã giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Trong điều kiện sự khác biệt về giá và chất lượng sản phẩm không nhiều thì yếu tố này lại trở thành ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.
*Chính sách giá
Giá sản phẩm luôn là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào khi bước vào kinh doanh cũng phải để tâm. Giá cả liên quan trực tiếp đến doanh thu, đến lợi nhuận của công ty do giá có tác động mạnh mẽ vào quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Chiến lược định giá của doanh nghiệp góp phần quan trọng đối với sức cạnh tranh của bất kỳ sản phẩm nào. Cạnh tranh bằng giá là một công cụ hữu hiệu của doanh nghiệp.
Cạnh tranh với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: Giúp doanh nghiệp đánh giá được khách hàng, khi giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo thì lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và lợi sẽ thu được nhiều.
Cạnh tranh với một mức giá thấp hơn giá thị trường: Chính sách này được áp dụng khi sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hoá lớn, thu hồi vốn và lời nhanh.
Cạnh tranh với một mức giá phân biệt: Chính sách giá phân biệt được thể hiện là với cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều mức giá khác nhau và các mức giá đó được phân biệt theo nhiều tiêu thức khác nhau.
- Phân biệt theo lượng mua: Người mua nhiều phải được ưu đãi giá hơn so với người mua ít.
- Phân biệt theo chất lượng sản phẩm cùng mặt hàng: Chất lượng loại 1, chất lượng loại 2 …
- Phân biệt theo phương thức thanh toán: Mức giá với người thanh toán ngay phải ưu đãi hơn so với người trả chậm.
- Phân biệt theo thời gian: Giá bán có thể thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào tình hình giá cả trên thị trường, cách phân biệt này hay áp dụng với các loại sản phẩm có tính mùa vụ.
*Chính sách tổ chức và tiêu thụ sản phẩm
- Lựa chọn hệ thống kênh phân phối
Doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm cần tiêu thụ. Đồng thời việc lựa chọn kênh phân phối cũng lựa chọn trên đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình và hệ thống giao thông của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phân phối hợp lý, đạt hiệu quả cao.
- Một số chính sách yểm trợ bán hàng
Chính sách quảng cáo: Quảng cáo là nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền đưa thông tin về sản phẩm đến với người tiêu dùng. Mục tiêu quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sự có mặt của sản phẩm nhằm cung cấp cho khách hàng biết rõ ưu thế sản phẩm đang cung cấp ra thị trường.
Chào hàng: Chào hàng là một phương pháp chiêu thị qua các nhân viên của doanh nghiệp đi tìm khách hàng để bán hàng. Qua việc chào hàng cần nêu rõ được ưu điểm của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh, tìm hiểu sở thích và nhu cầu của khách hàng để thoả mãn nhu cầu đó.
- Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động đến sức cạnh tranh sản phẩm trên các khía cạnh sau:
+ Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm.
+ Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.
- Chính sách dịch vụ sau bán
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình không phải chấm dứt sau khi giao hàng và nhận tiền của khách hàng bởi vì có một nguyên tắc chung “ai sản xuất thì người đó phục vụ kỹ thuật”. Công tác chuẩn bị cho việc phục vụ kỹ thuật sớm hơn việc cung cấp sản phẩm đó ra thị trường sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm bởi khách hàng cảm thấy yên tâm rằng sản phẩm đó đảm bảo chất lượng ngay cả khi quan hệ mua bán đã chấm dứt.
Nội dung của dịch vụ sau bán hàng gồm:
+ Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổi lại hàng nếu sản phẩm không đúng với thỏa thuận ban đầu hoặc không thoả mãn nhu cầu của họ.
+ Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định.
+ Cung cấp các dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ dài.