Nền kinh tế thế giới hiện nay đang vận động trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa và diễn ra rất sâu sắc và nhanh chóng, ranh giới giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước đã bị thu hẹp. VN đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế kể từ ngày gia nhập và các loại rào cản thương mại được loại bỏ dần và mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2011 là 7,5%.
Đối với công nghiệp: trong chiến lược phát triển của ngành công nghiệpVN, định hướng đến 2020 thì công nghiệp hỗ trợ cho các ngành sản xuất ô tô, xe máy sẽ là 1 trong 5 lĩnh vực chính được ưu tiên phát triển trong ngành công nghiệp hỗ trợ, nhằm nội địa hóa sản phẩm. Đây là một chủ trương quan trọng được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển, nhưng muốn đạt được mục tiêu này thì
đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các DN và sự chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện của các bộ ngành và chính phủ, bởi năng lực các DN sản xuất ô tô, đặc biệt là các DN sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước là rất khiêm tốn và kém hiệu quả.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, thỏa mãn được nhu cầu của thị trường trong nước trước khi các loại rào cản thương mại được loại bỏ. Và thiết nghĩ, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện hơn nữa để các DN sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước phát triển thông qua các cơ chế chính sách, sử dụng hợp lý các loại rào cản thương mại để bảo vệ thị trường trong nước, nhất là trong giai đoạn thị trường nhạy cảm như hiện nay Nhà nước nên nghiên cứu xem xét nâng thuế nhập khẩu đối với các loại xe máy nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN sản xuất, lắp ráp xe máy VN có điều kiện chuyển giao công nghệ, củng cố và phát triển thương hiệu... Đồng thời hạn chế được nhập siêu, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. Dẫu biết rằng, việc giảm thiểu bảo hộ của chính phủ phải gắn liền với việc tăng khả năng tự bảo vệ của DN trong nước.
Đối với nông nghiệp: thì tăng cường quan hệ mật thiết với các nước trên thế giới và ngaỳ càng mở rộng các mối quan hệ. Tăng cường xuất khẩu các loại hàng hoá, các sản phẩm nông nghiệp ra các nước. Ngoài ra chúng ta cũng cần phát triển nông nghiệp trong nước.
Khó khăn lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam chính là sản xuất vẫn theo thói quen tiểu nông, chưa đồng đều về phẩm cấp, yếu kém về công nghệ sau thu hoạch. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá chậm chạp, nên tiến độ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp cũng chậm. Vì thế, năng suất thấp, giá thành cao, làm cho sức cạnh tranh của nông sản kém, không gắn sản xuất với tiêu dùng, cho nên vẫn có tình trạng cung thừa hoặc bế tắc đầu ra. Chính vì thế đầu tư cao vào công nghệ sinh học để ứng dụng vào khâu giống, khâu kỹ thụât canh tác, các khâu sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu. Giao lưu và trao đổi khoa học kỹ thuật, thành tựu công nghệ của thế giới với các nước trên thế giới.
Ví dụ như tăng cường hợp tác song phương Việt Nam –Indonesia về hải sản để hai bên tiến hành trao đổi hợp tác cụ thể và tạo thuận lợi cho hoạt động đánh bắt trên biển của ngư dân hai nước, cũng như việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động khai thác trên biển.
Tăng cường hợp tác khu vực ASEAN và ASEAN+3 trong lĩnh vực nông, lâm thuỷ sản đưa ra nhiều quyết sách quan trọng liên quan đến các lĩnh vực: an ninh lương thực, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, xây dựng các tiêu chuẩn khu vực, áp dụng công nghệ mới phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng vị thế và khả năng cạnh tranh của nông sản ASEAN trên thị trường khu vực và quốc tế, và hướng tới một cộng đồng ASEAN phát triển năng động và bền vững.
Đối với dịch vụ: Mặc dù khác nhau về cơ cấu sản xuất và việc làm, các nền kinh tế hiện đại, dù là phát triển hay đang phát triển, đều có một đặc điểm chung là tỷ trọng của dịch vụ ngày càng tăng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nên chúng ta ngày càng đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ cả trong nước và cả ngoài nước.
Không những hội nhập với các nước trong khu vực ASEAN mà còn mở rộng ra các nứơc trên toàn thế giới.
Các dịch vụ về du lịch: mở rộng thông tin quảng bá để thu hút khách du lịch nước ngoài đến thăm Việt Nam để thu hút sự đầu tư vào kinh tế cũng như phát triển về du lịch.
Các dịch vụ về giao thông vận tải: phát triển về giao thông đường biển, đường không và đường bộ để vận chuyển một cách nhanh chóng và thuận tiện giảm bớt chi phí.
Các dịch vụ về tài chính-ngân hàng: mở các dịch vụ thanh toán ra nước ngoài hoặc ngược lại, phát triển rộng rãi hệ thống các ngân hàng trên thế giới.
Các ngành dịch vụ về bưu chính, viễn thông, truyền hình: như dịch vụ truyền hình, internet….
Vậy nhà nước ta đang có chủ trương hội nhập phát triển kinh tế.