tới.
3.1.1Bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay:
Kinh tế gặp những khó khăn vào quý 1/2010 do một số vấn đề:
Tiếp tục chính sách thận trọng để kiểm soát lạm phát, đặc biệt là vấn đề tín dụng khi gặp phải 2 mốc quan trọng là tết dương lịch và nguyên đán.
Tăng trưởng trong quý 1 thông thường là quý thấp nhất của năm, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng hoàn toàn tương tự.
Thời điểm đầu năm, xuất khẩu kém hơn trong khi nhập khẩu gia tăng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, cộng thêm cần phải phân tích cụ thể hơn để thay đổi chính sách phù hợp khác sẽ có dư địa để thực thi.
Những dấu hiệu kinh tế Việt Nam:
Xuất nhập khẩu và thâm hụt thương mại:
Cuối quý 1 , đầu quý 2/2010 có những thay đổi lớn về những chính sáchkinh tế. Lạm phát đã không còn đáng sợ như cuối năm 2009 là nhờ sự phục hồi của đồng USD. Khi đó, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng, nới lỏng tín dụng cũng như các biện pháp kích thíchkinh tế vĩ mô.
Trong tháng 1/2010 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,9 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 6,2 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu tháng 1/2010 đạt 1,3 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 26,5% kim ngạch xuất khẩu) đã làm gia tăng mối quan ngại cho rằng Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu nhập siêu thấp hơn 20% kim ngạch xuất khẩu và mức tuyệt đối là 12 tỷ USD.
Tuy nhiên, với một cách nhìn lạc quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế thế giới thì những tháng tiếp theo chúng ta vẫn kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu. Tập đoàn than và khoáng sản lên kế hoạch xuất khẩu 18 triệu tấn than trong năm 2010. Xuất khẩu gạo năm 2010 cũng được đánh giá là "năm vàng" cho ngành này. Tập đoàn cao su Việt Nam cũng ước tính kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2010, tăng 25% so với năm 2009 (năm 2009 đạt 1,2 tỷ USD). Dệt may cũng đặt kế hoạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong năm 2010 so với 9,1 tỷ USD của năm 2009; ngành thuỷ sản cũng dự kiến tăng trưởng 10% kim ngạch xuất khẩu trong năm nay...
Trong khi đó, những nhu cầu nhập khẩu những hàng hoá thiết yếu như ô tô giảm sút do những ưu đãi về thuế đã kết thúc cùng gói kích cầu tiêu dùng của Chính phủ vào 31/12/2009.
Tỷ giá hối đoái
Tháng 11/2009, NHNN chính thức áp dụng tỷ giá niêm yết và biên độ tỷ giá mới, với biên độ thu hẹp từ +5% xuống +3%, trong khi đó lại tăng tỷ giá niêm yết USD.
Việc thay đổi tỷ giá được đánh giá là bước đi quan trọng nhằm giảm bớt những khó khăn cho hệ thống ngân hàng trong việc huy động USD tài trợ cho nhu cầu xuất khẩu, cũng như thay đổi sự mất cân đối nguồn ngoại tệ giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen. Đồng thời điều này cũng làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng nhập khẩu, từ đó chuyển dịch cán cân thương mại có lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Mặt khác, những thay đổi chính sách mang tính chất tức thời đã làm cho các doanh nghiệp có khoản vay bằng đồng ngoại tệ chịu một sức ép rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh khi không có đủ thời gian để thực hiện các nghiệp vụ phái sinh cho khoản vay này
Năm 2010 thì nguồn thu USD của Việt Nam khá tốt, nguồn vốn FDI giải ngân đạt 10 tỷ USD, nguồn ODA cho năm nay lên mức kỷ lục là 8 tỷ USD, cộng thêm 1 tỷ USD vừa phát hành thành công trái phiếu chính phủ, chưa tính đến nguồn kiều hối, đầu tư gián tiếp, khách du lịch,... Như vậy, tính tổng thể thì cung cầu về ngoại tệ năm 2010 không quá khó khi chưa hết năm với nhưng ước tính nguồn cung xấp xỉ 20 tỷ USD vói mục tiêu là 12 tỷ USD. Tuy nhiên, do dòng vốn vào - ra có tính lệch kỳ nên cũng có khả năng xuất hiện tình trạng thừa/thiếu tạm thời, điều này sẽ làm cho tỷ giá có những dao động nhất định.
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam tăng trưởng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cũng có những chính sách để ổn định lạm phát để tránh ảnh hưởng đến các mặt của đời sống kinh tế xã hội, với mục tiêu của Chính phủ là ổn định để tăng trưởng.
Đối với nguồn trong nước, trong tháng 1/2010 thì tăng trưởng tín dụng là 1%, nhưng điều đáng nói là tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng chỉ tăng có 0,3%, cho thấy nguồn vốn của dân cư vẫn chưa tìm đến các ngân hàng do chênh lệch suất sinh lợi giữa các cơ hội đầu tư.
Tăng giá bán than, điện, việc tăng lương cũng đã ảnh hưởng đến giá cả hàng tiêu dùng trong nước. Làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng theo.
Đối với nguồn bên ngoài thì hoàn toàn phụ thuộc vào mặt bằng giá của nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng, chủ yếu các hàng hoá này được định giá bằng đồng USD, do đó tác động lên CPI.
Nâng tỷ giá, về mặt lý thuyết sẽ làm cho hàng nội địa cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu, tuy nhiên thực tế thì có thể sẽ tăng sức ép lên lạm phát do chính hàng trong nước nâng giá lên để tương ứng với hàng nhập khẩu.
Những diễn biến tích cực của sức mạnh đồng USD trong thời gian qua cũng sẽ là nhân tố tốt ủng hộ cho những chính sách của Chính phủ trong vấn đề kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
Từ những phân tích thực tế trên cho ta thấy nền kinh tế Việt Nam hiện nay khá ổn định và đang trên đà phát triển tốt Và có thể thấy, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2010 tạo bước đệm tốt cho kinh tế năm 2011.