5. Kết cấu khóa luận
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh thanh hóa
a. Về sản lượng và kim ngạch
Các ngành nghề gốm sứ; mây, tre đan, lá, thêu dệt trong nhưng năm gần đây đã có những bước phát triển, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vẫn tăng cao: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ 8 tháng đầu năm 2020 đạt 360 triệu USD (tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019), tạo việc làm cho khoảng 40.000 lao động nông thôn; kim ngạch xuất khẩu mây tre đan, là 6 tháng đầu năm 2020 đạt gần 250 triệu USD (tăng 10,8% so với cùng kỳ 2019), tạo việc làm cho khoảng 342.000 lao động nông thôn: xuất khẩu hàng thêu, dệt thủ công năm 2019 đạt trên 100 triệu USD.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2016 đến năm 2020 đã có sự tăng trưởng khá; năm 2016 đạt 15.124.000 USD đến năm 2020 giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 35.478.000 USD. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang xuất khẩu gồm: mây tre đan; cót ép; thảm, chiếu cói; thêu ren; sơn mài; đá mỹ nghệ; thảm xơ dừa v.v...
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ so với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
ĐVT: 1.000 USD
Năm Chỉ tiêu
Xuất khẩu hàng TCMN Xuất khẩu toàn tỉnh
Tỷ lệ XK hàng TCMN/ tổng XK của tỉnh (%)
Xuất khẩu TCMN toàn quốc Tỷ lệ XK hàng TCMN của tỉnh/ tổng XK TCMN cả nước (%)
b. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Sản phẩm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa chủ yếu là mây tre đan; thảm, chiếu cói, có ép, thêi ren, Sơn mài, đá mỹ nghệ, thảm xơ dừa …
Mặt hàng mây tre đan là sản phẩm xuất khẩu truyền thống và là thế mạnh của tỉnh thanh hóa, chiếm tỷtrọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với thị trường xuất khẩu chính là Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Australia…
Khách hàng thêu ren trước đây là mặt hàng thế mạnh của tỉnh nhưng trong những năm gần đây do nhu cầu hạn chế, giá cả lại không tăng làm cho mặt hàng không có sự phát triển, một vài năm gần đây đang được phục hồi và phát triển ở các thị trường chủ yếu là Pháp, Đức, Thái Lan, Nga…
Sản phẩm chiếu cói, thảm cói là mặt hàng suất khẩu truyền thống lâu đời của tỉnh thanh hóa được xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản…
Ngoài ra tỉnh thanh hóa còn một số các mặt hàng được suất khẩu sang các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Italy à như mặt hàng đá mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ xơ dừa, nón lá, dụng cụ thể thao, …
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giai đoạn 2016 – 2020
ĐVT: 1000 USD
Năm Sản phẩm
1. Hàng Thêu
2. Hang mây + Tre
3. Hàng đay, Cói, dứa,
dừa
4. Hàng gốm sứ
5. Hàng khác