5. Kết cấu khóa luận
2.2 Thực trạng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại tỉnh thanh hóa
2.2.1 Thực trạng các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Thanh Hóa.
Nhận thức được ngành sản xuất TCMN có thể tận dụng được những lợi thế so sánh của đất nước, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN với mục tiêu bảo tồn và phát triển hoạt động sản xuất hàng TCMN, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Dưới đây là một số văn bản quyết định chính về các chính sách được cập nhật mới nhất và hiện có hiệu lực, đây là những chính sách trực tiếp chi phối đến sự phát triển ngành từ khâu cung cấp nguyên liệu, đất đai dến khuyến khích đầu tư và xúc tiến thương mại:
Bảng 2.4: Hệ thống văn bản chính sách về xuất khẩu hàng TCMN của Nhà nước
Stt Tên văn bản Các văn bản pháp lý QĐ 1 81/2005/QĐ – TTg 2 06/2006/TTLT/BTC- BLDTBXH 3 88/2005/NĐ – CP 4 134/2004/N Đ–CP 5 66/2006/NĐ – CP 2471/2011/ 6 QĐ- TTg
7 45/2012/NĐ –CP 8 151/2006/N Đ-CP 9 246/2006/N Đ-TTg 10 37/2006/NĐ -CP 11 61/2010/NĐ – CP
Việc ban hành các chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN, theo đó Chính phủ thực hiện hỗ trợ chính sách trên nhiều lĩnh vực như mặt hàng, thương nhân và thị trường, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của đất nước và đạt được nhiều kết quả khả quan.
Ngoài ra, Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre, và Quyết định số 11119/QĐ-BCT ban hành năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành gốm sứ – thủy tinh công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Sở Công Thương cho biết: Với 6 hiệp định thương mại đã được ký kết, nhiều nhóm sản phẩm hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Đông Bắc Á, như: dệt may, da giầy, thủy, hải sản, sản phẩm cói, tinh bột sắn, dăm gỗ... đang được hưởng ưu đãi thuế quan
0%. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Thanh Hóa thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
Ngoài ra, Tre Luồng là thế mạnh của tỉnh, Để phát huy tiềm năng, thế mạnh thủ công mỹ nghệ, tỉnh Thanh Hóa có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến tre luồng. Qua đó, trên địa bàn tỉnh đã có 126 cơ sở chế biến sản phẩm từ tre, luồng, gồm 9 HTX, 17 công ty trong nước, 1 công ty nước ngoài và 99 hộ kinh doanh cá thể. Cuối năm 2019, Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa đã được thành lập với Quyết định số 2869/ QĐ-UBND tỉnh, nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng tre luồng xứ Thanh; thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến tre luồng của địa phương
2.2.2. Thực trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa.
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, nhằm duy trì và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, như: Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho hoạt động khuyến công; hỗ trợ cho làng nghề, cơ sở làng nghề tiểu thủ công nghiệp... Đồng thời, tổ chức tôn vinh hàng chục nghệ nhân thợ giỏi ở các làng nghề, nhằm biểu dương những người có bề dày kinh nghiệm, có tâm, trí, có khả năng sáng tạo, góp phần quan trọng thúc đẩy các làng nghề phát triển.
Một số nghề hiện nay đang phát triển mạnh, như: Đúc đồng, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ, cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải sản... 8 tháng năm 2020, tổng doanh thu của các làng nghề đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các làng nghề vẫn còn một số hạn chế, như: Sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ, ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư, cải tiến và áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Ở một số làng nghề, đến nay hệ thống hạ tầng giao thông, điện, hệ thống cấp thoát nước, mặt bằng sản xuất... còn chật hẹp, chưa đồng bộ. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề còn xảy ra nhưng chưa được xử lý theo đúng quy định, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân. Phần lớn sản phẩm ở các làng nghề truyền thống chưa có thương hiệu, trong khi đó công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức. Lao động ở các làng nghề phần lớn không qua đào tạo cơ bản nên khó tiếp thu công nghệ mới, tác phong sản xuất công nghiệp và ý thức hoạt động nghề còn mang tính thời vụ...
Xác định làng nghề thủ công mỹ nghệ là động lực phát triển kinh tế và thay đổi diện mạo của nông thôn, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng đã triển khai hiệu quả chính sách khuyến công của trung ương, địa phương, hỗ trợ các làng nghề, cơ sở sản xuất, nghệ nhân để duy trì, phát triển nghề, làng nghề. Rất nhiều các dự án làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống được triển khai ở Thanh Hóa như: Quảng Xương; Nga Sơn; TP. Thanh Hóa; Đông Sơn; Thọ Xuân; Thiệu Hóa... được mở rộng quy mô sản xuất theo hướng công ty, các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động trong vùng và vùng phụ cận. Chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát triển làng nghề. Xây dựng kế hoạch triển khai theo từng năm, từng giai đoạn. Kịp thời phát hiện, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Đồng thời, tập trung đào
tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, có cơ chế khuyến khích các chuyên gia, nghệ nhân, thợ giỏi trong và ngoài địa phương tham gia dạy nghề.
Tỉnh Thanh Hóa tham gia xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có những thị trường xuất khẩu truyền thống là các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan… và một số thị trường mới, giàu tiềm năng, như Mỹ và các nước thuộc khối EU. Để khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động và góp phần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu toàn tỉnh, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực trong kết nối, tìm kiếm thị trường, chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.
Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, tỉnh và các cấp, các ngành có liên quan tiếp tục thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất, hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp cận với các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, ngân hàng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, xây dựng, đăng ký các sản phẩm xuất khẩu mới. Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn về các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết nhằm trang bị kiến thức cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường thương mại quốc tế. Hướng dẫn các doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế do các hiệp định thương mại đa phương và song phương để có lộ trình chuẩn bị, thực hiện xuất khẩu trực tiếp hàng hóa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ ngành Thủ công mỹ nghệ nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm và tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế chuyên ngành. Thông qua việc tham gia hội chợ không những giúp doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam quảng bá thương hiệu, sản phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp được trực tiếp quan sát, học hỏi, nắm bắt xu hướng về màu sắc, chất liệu và ý tưởng cả về thiết kế và kiến trúc. Từ đó giúp doanh nghiệp có được định hướng đúng trong phát triển sản phẩm cũng như khi giao thương, tiếp xúc với đối tác nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa cơ hội hợp tác kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.
Từ năm tỉnh Thanh Hóa bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như:
- Dự án sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ sơn mài xuất khẩu bằng nứa cuốn do công ty TNHH Tiên Sơn thực hiện.
- Dự án khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào miền núi.
- Dự án ứng dụng các kĩ thuật công nghiệp truyền thống sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ từ cói đến xây dựng mô hình làng nghề xã Quảng Hưng, thành phố
Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa thực hiện.
Thanh hóa cũng đã có nhiều chính sách thưởng khuyến khích xuất khẩu như:
- Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu: doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch hàng năm do Sở Thương mại Thanh Hóa thừa ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo hướng dẫn và đạt tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu 20 % trở lên so với năm trước sẽ được thưởng 1 % trên giá trị tăng trưởng.
- Thưởng khuyến khích xuất khẩu mặt hàng mới, thị trường mới
- Thưởng xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng đặc biệt khuyến khích xuất khẩu.
- Hỗ trợ vốn kinh doanh phát triển xuất khẩu.
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu
Để thực hiện các chính sách và biện pháp đã đề cập, thời gian qua tỉnh ta đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ:
- Về phía nhà nước: Không ngừng đổi mới cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế, song hành với cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính nhằm đẩy mạnh thuận lợi hóa thương mại; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường; …
- Về phía hiệp hội: tăng cường hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh, làm tốt chức năng làm cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước các cấp và tạo điều kiện liên kết, gắn bó các thành viên hiệp muốn khóc phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
- Về phía doanh nghiệp: sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thực hiện tốt công tác phát triển doanh nghiệp, tập trung ra soát, cũng cố một số doanh nghiệp có truyền thống sản xuất, chế biến kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu gặp khó khăn, phải biết xác định chiến lược mặt hàng và thị trường xuất khẩu trọng điểm hàng thủ công mỹ nghệ, xác định thị trường truyền thống, thị trường mới. Thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực, tổ chức sắp xếp quy trình sản xuất kinh doanh, tiếp cận và ứng dụng các mô hình quản lý tiên tiến. Khai thác những tiện ích của công nghệ trong quy trình sản xuất và khai thác thông tin thị trường, coi trọng mối liên kết giữa người sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào với doanh nghiệp trong thu mua cung ứng nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ. 2.3.1. Nhân tố trong nước
❖ Chất lượng sản phẩm TCMN
Đặc điểm cơ bản của sản phẩm thủ công mỹ nghệ là để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của người dân ở nước nhập khẩu. Vì vậy tiêu chuẩn chất lượng thường rất chặt chẽ, các sản phẩm chỉ được phép nhập khẩu khi đã xác định là đủ tiêu chuẩn chất lượng. Đối với Thanh Hóa, khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường còn hạn chế, mức độ do các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất hầu hết là quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, sự liên kết còn ở mức độ thấp do vậy khó có khả năng đáp ứng được các đơn hàng lớn.
Một vấn đề phổ biến hiện nay ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ là các sản phẩm làm theo đơn đặt hàng của khách hàng thường có chất lượng không đồng đều nhau do việc sản xuất chủ yếu được huy động nhân lực từ các hộ gia đình, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì chậm đổi mới nên sản phẩm thiếu sức cạnh tranh (mẫu mã đơn điệu, hầu hết mẫu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay vẫn sản xuất dựa theo đơn đặt hàng của phía người mua, đa phần giống với các sản phẩm tương tự của các cơ sở ở địa phương khác cả về mầu sắc và kiểu dáng). Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà nhập khẩu nước ngoài băn khoăn khi đặt hàng tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
❖ Giá cả tiêu thụ
Vì các doanh nghiệp xuất khẩu hiện tại của Thanh Hóa chưa có khả năng tổ chức hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm ở các nước nhập khẩu mà thường bán hàng thông qua hệ thống phân phối của các khách hàng trung gian nước ngoài. Trong trường hợp này, yếu tố giá cả tỏ ra là một yếu tố cạnh tranh khá mạnh trong việc thuyết phục các khách hàng trung gian tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp của tỉnh thường không đủ khả năng đầu tư thiết bị để giám sát một số công đoạn thủ công, giảm hao hụt nguyên vật liệu, phải thuê nhà xưởng, chi phí vận chuyển cao, sản xuất thường phân tán đến từng hộ nhỏ lẻ nên chi phí trung gian cao đã làm đội giá thành sản phẩm, ảnh hưởng
tới sự cạnh tranh của hàng TCMN của tỉnh trên thị trường, làm giảm hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
❖ Hệ thống kênh phân phối
Mạng lưới kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh đa số nhỏ lẻ, nhiều cơ sở không có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp, hạ tầng kỹ thuật sơ sài, hàng bán thường được ký gửi tại các đại lý của các nước khác. Xuất phát từ cơ sở sản xuất hàng TCMN của tỉnh còn nhỏ lẻ, manh mún nên hệ thống phân phối cũng chưa được chú ý. Điều này làm cho khách hàng khó tiếp cận được với sản phẩm TCMN của tỉnh và làm cho năng lực xuất khẩu sản phẩm TCMN của tỉnh bị giảm.
❖ Quy mô sản xuất
Tham gia sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa bao gồm các thành phần kinh tế: quốc doanh, cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các làng nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và có 67 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn hoạt động .
Hầu hết các đơn vị này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, lao động không nhiều, tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất nghèo nàn, mặt bằng sản xuất hạn chế, chủ yếu là lao động thủ công, chất lượng sản phẩm không cao, doanh thu nhỏ, khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chỉ có một số đơn vị được đầu tư trang thiết bị máy móc để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư Thành, Công ty trách nhiệm