Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý NHÀ nước đối với HÀNG GIẢ, HÀNG kém CHẤT LƯỢNG TRÊN địa bàn TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 31 - 33)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Dân số trung bình năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc là 1.171.232 người, tăng 16.396 người tương đương tăng 1,42% so với năm 2019. Trong đó, có 350.981 người sống ở khu vực thành thị, chiếm 29,97%; 820.251 người sống ở khu vực nông thôn, chiếm 70,03%; dân số nam là 583.719 người, chiếm 49,84%; dân số nữ là 587.513

23

người, chiếm 50,16%. Số người trong độ tuổi lao động năm 2020 là 622.388 người trong đó lao động thành thị 166.395 người, chiếm 47,41%; lao động nông thôn 455.993 người, chiếm 55,59%. Vĩnh Phúc có 41 dân tộc anh, em sinh sống trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông được quan tâm. Tỉnh đã hỗ trợ bảo hiểm y tế cho 1,31 triệu đối tượng, nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế từ 71,19% năm 2015 lên 93% năm 2020. Giáo dục đào tạo liên tục phát triển, luôn xếp trong tốp đầu cả nước. Tính đến năm 2019, 100% các trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia; năm học 2019-2020 Vĩnh Phúc đứng thứ 5 toàn quốc về điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đứng thứ 4 toàn quốc về tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn 0,98%.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe được quan tâm thường xuyên, tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 478 cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó, có 164 cơ sở thuộc Nhà nước quản lý (chiếm 34,31%) và 314 cơ sở thuộc tư nhân quản lý. Tổng số giường bệnh là 5.044 giường bệnh, ngoài ra còn có 1.370 giường bệnh của 139 trạm y tế tuyến xã.

Từ một địa phương thuần nông, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có kinh tế phát triển cao, với mức tăng trưởng bình quân đạt 7,1%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp theo đó công nghiệp – xây dựng chiếm 61,59%, dịch vụ chiếm 30,26%, nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 8,15%. Năm 2019 thu ngân sách đạt hơn 35.000 tỷ đồng, đứng thứ 8 cả nước và thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc cũng là một trong 16 tỉnh/thành phố có tỷ lệ điều tiết ngân sách về Trung ương lớn nhất lên đến 47%.

Trong phát triển công nghiệp, tỉnh đã đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, từ 1 khu công nghiệp những năm đầu tái lập tỉnh đến nay tỉnh đã hình thành được gần 20 khu công nghiệp với quy mô hơn 8000 ha, trong đó có nhiều tập đoàn lớn đã đến đầu tư tại Vĩnh Phúc. Lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào, chiếm khoảng 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Môi trường đầu tư, kinh doanh thường xuyên được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có thứ hạng cao. Giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã thu hút được 2,86 tỷ USD vốn FDI và 56,27 nghìn tỷ đồng vốn DDI.

24

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý NHÀ nước đối với HÀNG GIẢ, HÀNG kém CHẤT LƯỢNG TRÊN địa bàn TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)